Mô hình AIDA là gì? Cách Áp dụng AIDA trong chiến dịch Marketing

Công thức AIDA được hình thành như một cách để cải thiện tỷ lệ thành công trong chiến lược Sale & Marketing, giúp nhà tiếp thị thuyết phục khách hàng khám phá và chuyển đổi, đồng thời giúp nhân viên bán hàng chia nhỏ hành trình người mua, nhắm mục tiêu theo từng giai đoạn với cách tiếp cận khác nhau. Mặc dù thế giới tiếp thị và quảng cáo đã phát triển mạnh mẽ, nhưng mô hình AIDA vẫn luôn chiếm ưu thế, được thử nghiệm và sử dụng phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu cấu trúc và cách sử dụng hiệu quả công thức AIDA trong tiếp thị cũng như chiến lược nội dung.

I. AIDA là gì?

AIDA là công thức hay còn gọi là mô hình content dạng phễu trong Marketing dựa trên hành vi của khách hàng trong quá trình mua hàng.

AIDA là viết tắt của 4 yếu tố: Attention (Thu hút) – Interest (Thích thú) – Desire (Khao khát) – Action (Hành động).

4 yếu tố này được sắp xếp dựa theo tâm lý khách hàng, giúp họ dần tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ và đưa ra quyết định mua sản phẩm.

cong-thuc-aida

II. Phân tích công thức AIDA

Hiện nay, công thức AIDA đang được ứng dụng rất nhiều trong viết content để bán hàng. Hãy cùng Ori Agency phân tích từng yếu tố của công thức AIDA để tìm hiểu rõ hơn về mô hình bán hàng này.

1. A – Attention: Thu hút sự chú ý

Theo công thức AIDA, bước đầu tiên cần thực hiện là A (Attention) – Thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng mục tiêu.

Để khơi gợi sự tò mò, chú ý ban đầu của khách hàng mục tiêu, bạn cần áp dụng cách thức, nội dung và phương pháp phù hợp để chạm đến óc tò mò, thu hút sự chú ý khiến khách hàng phải dừng lại để tiếp nhận các thông tin mà bạn đã cung cấp.

Gần đây, kết quả của một nhóm nghiên cứu đến từ ConversionArium về vị trí gây thu hút nhất từ trang kết quả tìm kiếm trên Google cho thấy người dùng thường tập trung và tò mò phần tiêu đề và các mô tả của một bài viết.

Chính vì vậy, để tăng thêm khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng, phần tiêu đề và mô tả cho các bài viết cần được tối ưu một cách hiệu quả.

2. I – Interest: Tạo sự thích thú

Bước tiếp theo trong công thức AIDA là I (Interest) – Tạo sự thích thú. Đây thường là giai đoạn mang tính thử thách nhất trong quá trình thực hiện AIDA.

Khi đã tạo dựng được sự tò mò của các khách hàng mục tiêu, bạn phải tìm cách để tiếp tục tạo sự thích thú của họ đối với thương hiệu hay các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Để thực hiện yếu tố này, bạn cần tiếp cận với các thông tin có tính tác động đến nhu cầu, những nỗi lo, nỗi đau tiềm ẩn sâu bên trong của khách hàng. Bạn có thể triển khai yếu tố trên bằng cách đặt mình vào vị trí của khách hàng/người mua hàng và đặt ra những câu hỏi “Tại sao“. Từ đây, bạn sẽ tạo ra những nội dung tạo sự hứng thú cho khách hàng mục tiêu.

3. D – Desire: Khơi gợi khao khát, mong muốn

Đến với D (Desire) – Khơi gợi khao khát, mong muốn thường là bước thực hiện song song với Interest. Khi bạn tìm ra nhu cầu, mối lo, nỗi đau tiềm ẩn bên trong của khách hàng mục tiêu, họ cũng sẽ bắt đầu hình thành nên khao khát và mong muốn sở hữu sản phẩm/dịch vụ. Hãy thúc đẩy khách hàng mục tiêu tự nhận thức được lý do cốt lõi khiến họ mong muốn có được sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Cụ thể, bạn có thể khai thác những ưu điểm của sản phẩm/dịch vụ bằng cách truyền đạt và phát triển nội dung, câu chuyện thương hiệu/sản phẩm trên các kênh tiếp thị, quảng cáo. Điều này sẽ giúp cho các nhóm khách hàng tiềm năng nhận ra giá trị của sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu, sau đó chuyển đổi giá trị này thành khao khát và mong muốn.

4. A – Action: Hành động

Ở bước cuối cùng của công thức AIDA là A (Action) – Hành động, bạn có thể thúc đẩy khách hàng hành động mua hàng nhanh chóng bằng cách thực hiện một số phương pháp thuyết phục kết hợp với kêu gọi hành động.

Đưa ra các lợi ích mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm/dịch vụ kết hợp cùng Call-to-action như: quà tặng, giảm giá cho đơn hàng đầu tiên, cho những người đăng ký sớm nhất hoặc tạo chương trình ưu đãi tặng kèm như miễn phí vận chuyển, phiếu giảm giá cho đơn hàng tiếp theo,…

Khi thực hiện bước này, bạn nên tối ưu trải nghiệm người dùng giúp hành trình mua hàng trở nên liền mạch, dễ dàng, tránh bị gián đoạn từ khi khách hàng bắt đầu click vào nút “Call-to-action” (CTA) đến khi đơn hàng được đặt thành công. Bên cạnh đó, bạn nên nhắc nhở đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh chóng mua hàng vì chương trình khuyến mãi, ưu đãi chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn hoặc sắp hết hạn,…

cong-thuc-aida

III. Vai trò của công thức AIDA trong content marketing

Công thức AIDA thường có vai trò chủ đạo trong marketing và bán hàng. Nhờ công thức này mà rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã thành công. Cụ thể, mô hình AIDA đã đem đến rất nhiều lợi ích như:

  • Tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Kích thích khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ, từ đó thúc đẩy doanh thu tốt hơn
  • Xây dựng được các chiến lược marketing phù hợp

Tuy nhiên, để thực hiện thành công mô hình AIDA, bạn cần biết chính xác tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể xây dựng và truyền tải các thông điệp marketing đến những đối tượng khách hàng phù hợp.

cong-thuc-aida

IV. Cách viết content theo công thức AIDA

Với công thức AIDA, để khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm thì họ cần phải trải qua 4 giai đoạn tương ứng với 4 hành vi khác nhau. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn, bạn cần có chiến lược phù hợp, cụ thể:

1. Attention (Thu hút)

Khách hàng có thể thấy bất kỳ bài content, thông điệp quảng cáo hoặc bài top 1 trên Google của bạn về bất cứ sản phẩm nào khiến họ bị cuốn hút. Khi này khách hàng sẽ click vào với mục đích để xem chi tiết về sản phẩm đó.

Bạn có thể viết content với nội dung bắt trend, giật tít, gây ấn tượng với người đọc để kích thích họ click vào bài viết của mình.

cong-thuc-aida

2. Interest (Thích thú)

Trong bước tiếp theo, bạn cần làm hài lòng khách hàng bằng sự hứng thú, tạo ra trải nghiệm tốt nhất với những ưu điểm, tính năng của sản phẩm. Điều này sẽ giúp khách hàng ghi nhớ sản phẩm, thương hiệu của bạn.

Bạn cần phải giữ chân khách hàng bằng việc đưa ra nhiều thông tin hơn để họ có thể tìm hiểu sản phẩm. Điều quan trọng ở giai đoạn này chính là nội dung phải chất lượng tương ứng với những gì mà bạn đã nêu ở tiêu đề.

cong-thuc-aida

3. Desire (Khao khát)

Để hoàn thành tốt bước này, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về nhu cầu của đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới.

Ví dụ: Khách hàng cần tìm kiếm dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ và họ mong muốn được đẹp hơn nhưng vẫn phải đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe. Vậy trong bài content của bạn cần phải thỏa mãn được những yếu tố mà họ mong muốn và giải quyết được nỗi lo sợ đó.

cong-thuc-aida

4. Action (Hành động)

Khi đã hoàn thành 3 bước trên cũng đồng nghĩa với việc bạn đã dẫn dắt khách hàng đi từ sự quan tâm đến thích thú sản phẩm thì ở bước cuối này bạn cần viết CTA để thôi thúc họ phải đưa ra quyết định. Bạn hãy đưa ra những khuyến mãi hấp dẫn, chính sách ưu đãi trong thời gian giới hạn để khách hàng thực hiện hành động mua hàng nhanh chóng nhất.

cong-thuc-aida

V. Ví dụ doanh nghiệp áp dụng công thức AIDA thành công

Để hình dung rõ hơn về cách áp dụng công thức AIDA hiệu quả, bạn có thể tham khảo các trường hợp thành công của một số doanh nghiệp dưới đây.

1. Netflix

Attention: Netflix bắt đầu tiếp cận người dùng và thu hút sự chú ý của tệp khách hàng tiềm năng thông qua hình thức quảng cáo Youtube và quảng cáo hiển thị Google Adwords nhằm gia tăng độ nhận diện của người dùng với sản phẩm.

Interest: Doanh nghiệp tiếp tục tạo sự hứng thú cho khách hàng mục tiêu bằng cách đưa ra bản dùng thử sản phẩm một tháng hoàn toàn miễn phí. Điều này giúp khách hàng tự trải nghiệm và cảm nhận các tính năng, chất lượng trình chiếu qua Netflix.

Desire: Khi khách hàng đã tự mình trải nghiệm sản phẩm,Netflix sẽ tiếp tục tạo ra các gói dịch vụ theo tính năng nâng cấp dần để khách hàng có thể sử dụng sản phẩm phù hợp với nhu cầu như:

  • Các bộ phim độc quyền chỉ được xem qua Netflix
  • Chất lượng trình chiếu cao hơn, sắc nét hơn
  • Cho phép xem trên nhiều thiết bị cùng lúc trong một gói tài khoản
  • Cho phép truy cập nhiều hồ sơ trong một gói tài khoản
  • Cho phép tải xuống
  • Cho phép chặn quảng cáo
  • Cá nhân hóa quá trình sử dụng: Đề xuất thể loại yêu thích,…

Action: Sự hứng thú khi sử dụng sản phẩm đã khiến cho khách hàng mục tiêu hình thành thói quen, mong muốn được trải nghiệm các dịch vụ mà Netflix cung cấp với các gói trả phí. Netflix cũng hỗ trợ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau với nhiều gói dịch vụ khác nhau để khách hàng chọn lựa theo nhu cầu.

cong-thuc-aida

2. Adidas

Attention: Adidas thu hút sự chú ý bằng cách kết nối thương hiệu với các cầu thủ, người nổi tiếng.

Interest: Adidas tạo sự hứng thú, tò mò cho khách hàng bằng những thông điệp quảng cáo cảm giác mạnh và phát triển website chuyên nghiệp.

Desire: Khi đã hoàn thành 2 bước trên, Adidas tạo nên tính độc quyền bằng việc sử dụng các hình ảnh của người nổi tiếng sử dụng sản phẩm của họ quảng bá và truyền thông rộng rãi. Điều này khiến fan hâm mộ và nhiều người cũng mong muốn sở hữu sản phẩm của Adidas.

Action: Cuối cùng Adidas kêu gọi hành động của khách hàng bằng Slogan “Giống thần tượng của bạn” để kích thích khách hàng thực hiện việc mua hàng.

Qua bài viết này, Ori Agency hy vọng bạn có thể hiểu rõ về công thức AIDA trong content marketing và cách áp dụng công thức này để mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.