Chiến lược bán hàng Shopee từ A-Z cho người mới bắt đầu

Hiện nay, bán hàng online trên Shopee là lựa chọn ưu tiên của những nhà kinh doanh. Nhưng làm sao để bạn dù là người mới bắt đầu bán hàng trên Shopee mà vẫn thành công, thu lại lợi nhuận nhanh chóng? Đừng ngại ngần đọc bài viết này để nhận được 10 cách cho chiến lược bán hàng Shopee nghìn đơn được Ori Agency đúc kết từ vô vàn kinh nghiệm của hàng trăm nhà kinh doanh thành công khác nhau.

Ӏ. Ưu điểm khi bán hàng trên Shopee

Shopee là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam với lượng người dùng truy cập đông đảo. Chính vì vậy khi kinh doanh trên Shopee, gian hàng của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn, giúp tăng tỷ lệ đơn bán thành công và thu về lợi nhuận. Để có được thành công to lớn như vậy là nhờ vào chiến lược kinh doanh của Shopee, cụ thể với các ưu điểm lớn sau:

  • Tham gia bán hàng online trên Shopee dễ dàng: Việc đăng ký trở thành người bán hàng trên Shopee rất đơn giản và nhanh chóng.
  • Tự do lựa chọn mặt hàng: Shopee không có quá nhiều quy định về mặt hàng kinh doanh, tạo điều kiện cho các nhà bán hàng lựa chọn mặt hàng phù hợp với nhu cầu, sở thích cá nhân của bạn.
  • Miễn phí vận chuyển và giao hàng nhanh: Shopee thường xuyên đưa ra các chương trình miễn phí vận chuyển nhằm thúc đẩy lượt mua hàng cho người bán. Sàn cũng có đội ngũ giao hàng, vận chuyển hỏa tốc và đơn vị vận chuyển riêng nên quy trình và tốc độ giao hàng cũng nhanh hơn so với các sàn khác.
  • Shopee có các chính sách hỗ trợ người bán: Hỗ trợ truyền thông, marketing cho shop và có riêng một trang web Shopee Uni hỗ trợ người bán.

Nhờ những ưu điểm vượt trội này, Shopee là một lựa chọn tốt cho các nhà bán hàng muốn khởi nghiệp nhưng để bán hàng thành công thì không phải điều dễ dàng bởi độ cạnh tranh cao. Vậy những người mới bắt đầu thì phải làm gì để cạnh tranh được với các đối thủ khác, cần chiến lược bán hàng Shopee như thế nào? Trước tiên hãy cùng Ori Agency thực hiện bước nghiên cứu thị trường trước khi chuẩn bị chiến thuật bán hàng trên Shopee.

Ⅱ. Nghiên cứu thị trường trước khi chuẩn bị chiến lược bán hàng Shopee

1. Nghiên cứu ngành hàng kinh doanh

Trước khi xây dựng cho mình chiến lược bán hàng Shopee thì bạn phải hiểu mọi thứ về thị trường này một cách toàn diện nhất qua các phương pháp nghiên cứu, phân tích sâu rộng về ngành hàng kinh doanh, khách hàng và đối thủ của bạn trên sàn Shopee.

Nghiên cứu ngành hàng là bước đệm vô cùng quan trọng, nó giúp bạn xác định chính xác ngành hàng có thể cho bạn bước trên con đường kinh doanh thuận lợi hơn là việc lựa chọn ngẫu hứng không qua bước sàng lọc, phân tích nào.

Với người mới bắt đầu không nhiều tiềm lực đương đầu với các đối thủ cạnh tranh lớn thì bạn nên lựa chọn sản phẩm ngách để khởi đầu. Mục đích của việc nghiên cứu ngành hàng này nhằm cho bạn biết và thấu hiểu về:

  • Ngành hàng nào khách hàng đang có nhu cầu, xu hướng phát triển của ngành hàng bạn lựa chọn buôn bán
  • Thứ tự những ngành hàng mà khách hàng quan tâm nhất
  • Ngành hàng kinh doanh bạn chọn có những mặt hàng, sản phẩm nào với phân khúc giá ra sao?
  • Ngành hàng đó có chu kỳ bán như nào? Ngắn hạn theo mùa, theo dịp hay bán được lâu dài?
  • Các nguồn hàng uy tín/giá rẻ của ngành hàng đó, bạn có thể liên hệ và có phù hợp với số vốn của bạn không?

chien-luoc-ban-hang-shopee

Và xác định được mục đích của việc nghiên cứu ngành hàng kinh doanh, bạn có thể tận dụng các tài nguyên miễn phí có sẵn như thanh tìm kiếm và ngành hàng đã được Shopee phân chia theo xu hướng tìm kiếm, tính năng nghiên cứu từ khóa của Shopee Analytics. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ hay dịch vụ trả phí để được nhận hỗ trợ tận tình và kết quả trả về chính xác hơn.

Chiến lược kinh doanh của Shopee đã giúp sàn thương mại điện tử này thành công trong việc tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm và gia tăng doanh thu. Hãy cùng Ori Agency tìm hiểu chi tiết về mô hình kinh doanh của Shopee nhé!

2. Nghiên cứu khách hàng và phân nhóm khách hàng

Xu hướng trải nghiệm mua sắm ngày nay đã tập trung vào khách hàng qua sự trải nghiệm tăng dần sự cá nhân hóa. Do đó việc nghiên cứu khách hàng không còn đơn giản là thu thập các thông tin cơ bản như độ tuổi, thu nhập, sở thích, hành vi mua sắm,… nữa mà bạn phải đào sâu vào tâm lý của họ từ trước, trong và sau mua hàng.

Bạn hãy mở rộng việc phân tích tỷ lệ hủy đơn, sản phẩm khách hàng thường tìm kiếm, động lực thúc đẩy họ mua sắm là gì,… để tiến hành phân họ thành các nhóm khách hàng cụ thể. Như một theo báo cáo gần đây của Shopee, khách hàng tích cực mua sắm trên nền tảng này được chia làm 4 nhóm:

  • Nhóm người dùng thích săn hàng giá tốt: mua hàng khi có đợt sale, các ưu đãi lớn (chiếm 57%)
  • Nhóm xem sản phẩm được gợi ý và ra quyết định mua hàng ngẫu hứng (chiếm 16%)
  • Nhóm khách hàng thích sự thuận tiện của việc mua sắm online: họ sẽ quan tâm nhiều về miễn phí vận chuyển và thời gian giao hàng đến tay họ (chiếm 13%)
  • Nhóm khách hàng thích mua sản phẩm khi chúng có phần thưởng hay quà tặng kèm online (chiếm khoảng 13%)

chien-luoc-ban-hang-shopee

3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên sàn Shopee

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên sàn Shopee là một cách giúp bạn học hỏi cách trang trí gian hàng, cách chụp ảnh sản phẩm sao cho đẹp và hấp dẫn khách hàng nhất, cách lên chương trình khuyến mãi và cách đặt mức giá sản phẩm cạnh tranh mà vẫn thu lại lợi nhuận sau khi khấu trừ tất cả các chi phí.

Từ việc nghiên cứu đối thủ sẽ tạo cho bạn một lợi thế cho thương hiệu mình trong chiến thuật bán hàng trên Shopee. Sau khi hoàn thành bước nghiên cứu thị trường thì đã đến lúc bạn lên chiến lược bán hàng Shopee chi tiết cho việc khởi đầu kinh doanh hiệu quả.

Ⅲ. 10 chiến lược bán hàng Shopee thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả

1. Xây dựng gian hàng chuyên nghiệp, bắt mắt

Bước đầu tiên để xây dựng chiến lược bán hàng Shopee hiệu quả là bạn phải có một gian hàng chuyên nghiệp, bắt mắt và thuận tiện cho người dùng. Việc xây dựng một gian hàng chuẩn chỉ như vậy sẽ tạo ấn tượng tích cực và thu hút khách hàng cho chiến thuật bán hàng trên Shopee của bạn. Bạn cần tối ưu gian hàng ở các mục gồm:

Đặt tên shop uy tín, chuẩn SEO: Với người mới khởi nghiệp, chưa có thương hiệu thì tên gian hàng của bạn trên Shopee tốt nhất phải thể hiện được lĩnh vực bạn kinh doanh là gì. Chẳng hạn như tên shop “Kính mắt Anna”, “Shop mỹ phẩm Ngọc Linh”.

Trang trí gian hàng với những hình ảnh về logo, ảnh bìa gian hàng, hình ảnh sản phẩm đúng tiêu chuẩn của Shopee, sắc nét và nổi bật. Phần mô tả gian hàng chuẩn seo cũng rất quan trọng, hãy đảm bảo phần mô tả đã đầy đủ thông tin khách hàng muốn biết, chứa từ khóa SEO Shopee. Trong quá trình trang trí đừng quên sử dụng nguyên tắc phối màu 60-30-10, với 60% màu thương hiệu, 30% màu tương phản và 10% màu nổi bật cùng nguyên lý khoảng trắng cho người dùng có sự nghỉ mắt.

chien-luoc-ban-hang-shopee

2. Tập trung vào hình ảnh, video sản phẩm đăng trên Shopee

Hình ảnh là ngôn ngữ của cảm xúc, có sức mạnh truyền tải thông điệp mạnh mẽ và hiệu quả hơn cả ngôn từ. Người tiêu dùng thường bị thu hút bởi những bức ảnh sản phẩm đẹp, chân thực và thể hiện rõ lợi ích của sản phẩm.

Do đó, doanh nghiệp cần tập trung, đầu tư vào việc chụp ảnh, quay video sản phẩm một cách chuyên nghiệp, sử dụng các thiết bị và kỹ thuật hiện đại để tạo ra những hình ảnh ấn tượng, thu hút khách hàng.

3. Đăng tải sản phẩm chuẩn SEO cho chiến lược bán hàng Shopee hiệu quả

Tối ưu sản phẩm chuẩn SEO là việc tối ưu tiêu đề, tên sản phẩm, tên ảnh sản phẩm, phần mô tả sản phẩm và hashtag đều gắn kèm, chứa từ khóa SEO (từ khóa chính và các từ khóa liên quan) một cách hợp lý. Riêng ảnh sản phẩm thì bạn phải chọn những bức ảnh đẹp mắt nhất, đăng theo đúng kích thước Shopee và tối đa 9 ảnh. Việc tối ưu sản phẩm chuẩn SEO trước khi đăng tải sẽ giúp bạn lên top Shopee, cho chiến lược bán hàng Shopee hiệu quả.

4. Quảng bá sản phẩm thông qua các trang mạng xã hội phổ biến

Nếu bạn đã xây dựng thương hiệu cá nhân trên các trang mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, TikTok thì đấy sẽ là một lợi thế rất lớn của người mới bắt đầu kinh doanh trên Shopee. Các kênh mạng xã hội đó là nguồn cung cấp lượng khách hàng tiềm năng cực kỳ khủng cho bạn. Bạn có thể tận dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm của mình hoàn toàn miễn phí trên kênh Fanpage, TikTok cá nhân, trong các hội nhóm mua sắm.

chien-luoc-ban-hang-shopee

5. Tham gia những chương trình khuyến mãi của Shopee

Trong cuộc cạnh tranh giành thị phần khốc liệt của các sàn thương mại điện tử, Shopee cũng đang không ngừng tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Vào ngày sinh nhật, các ngày trùng và giữa tháng như 1/1, 15/1, 2/2,…, Shopee sẽ tổ chức các chương trình giảm giá, khuyến mãi hoặc freeship thu hút hàng triệu người dùng truy cập và mua sắm trên Shopee.

Đây là một chiến lược bán hàng Shopee cực kỳ hiệu quả mà các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn Shopee cần cân nhắc tham gia. Các chương trình này không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn là cơ hội vàng để các thương hiệu tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng, giúp gia tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, nếu muốn tham gia chương trình khuyến mãi của Shopee thì sản phẩm của bạn cần qua quy trình xét duyệt của Shopee.

6. Sử dụng tính năng quảng cáo của Shopee

Có 2 hình thức quảng cáo chính trên Shopee là quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo khám phá. Cả 2 hình thức quảng cáo này đều giúp sản phẩm của bạn tiếp cận với khách hàng tiềm năng nhiều hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.

Quảng cáo tìm kiếm là cách tiếp cận khách hàng đang có nhu cầu cấp thiết và đang tích cực tìm kiếm sản phẩm. Quảng cáo tìm kiếm trên Shopee phân thành 2 loại là quảng cáo tìm kiếm sản phẩm và quảng cáo tìm kiếm shop với loại đầu sẽ đẩy sản phẩm của shop lên đầu trang kết quả tìm kiếm, loại sau sẽ hiển thị logo, tên shop vị trí trên cùng trang kết quả tìm kiếm.

chien-luoc-ban-hang-shopee

Quảng cáo khám phá là loại quảng cáo hiển thị sản phẩm của người bán hàng trong các mục có lượng truy cập cao của sàn Shopee như có thể bạn cũng thích, gợi ý hôm nay,…Hình thức quảng cáo này hiển thị sản phẩm của shop bạn cho những khách hàng quan tâm đến các sản phẩm tương tự hoặc có liên quan đến những từ khóa họ đã tìm kiếm hay sản phẩm họ từng mua.

7. Tạo trải nghiệm mua sắm tốt – Chiến thuật bán hàng trên Shopee hiệu quả

Nghiên cứu của Zendesk cho thấy, trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu là yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi mua hàng của họ. Do đó, chiến thuật bán hàng trên Shopee hiệu quả nhất là mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời, hài lòng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng giữ chân khách hàng và gia tăng doanh số bền vững. Một số mẹo bạn có thể thực hiện để tạo trải nghiệm mua sắm tốt mà bạn cần biết:

  • Phản hồi tin nhắn khách hàng lịch sự, nhanh chóng: Chẳng ai muốn chờ đợi lâu với một người không quen biết cũng chả ai muốn nhận được câu trả lời cụt lủn, thiếu tôn trọng họ. Nếu bạn có kịch bản tư vấn và đội ngũ chăm sóc khách hàng riêng thì rất tuyệt nhưng nếu bạn không đủ kinh phí thì có thể sử dụng chat bot hay các công cụ chat trực tuyến khác hỗ trợ.
  • Tư vấn khách hàng tận tâm, không qua loa: Sự chân thành, tận tâm hay hời hợt, qua loa của bạn khách hàng đều cảm nhận được trong quá trình bạn trả lời, giải đáp họ. Bất cứ câu hỏi nào của khách hàng bạn cũng phải trong tinh thần sẵn sàng giải đáp tận tình. Dù họ có không mua hàng thì thương hiệu bạn cũng đã để lại dấu ấn tốt với khách hàng và thương hiệu bạn có thể thành lựa chọn hàng đầu của họ cho lần mua sắm tiếp theo.
  • Gói đơn hàng tỉ mỉ, chỉn chu: Nếu đơn hàng giao tới tay khách hàng đẹp đẽ như một món quà thì sẽ khiến họ cảm thấy mình được trân trọng, nâng cao thiện cảm với thương hiệu.
  • Quá trình vận chuyển nhanh và an toàn: Luôn theo dõi đơn hàng và đảm bảo trong quá trình vận chuyển không bị méo móp hàng hóa, liên hệ với khách hàng nếu shipper giao chậm hơn dự kiến.
  • Có chính sách đổi trả sản phẩm nếu giao nhầm sản phẩm/sản phẩm bị lỗi, bị hư hỏng khi đến tay khách hàng.

8. Khuyến khích khách hàng đánh giá tốt cho shop và sản phẩm

Sau khi khách hàng nhận hàng, hãy chủ động liên hệ với họ để hỏi thăm về trải nghiệm của họ với sản phẩm. Nếu có bất kỳ vấn đề gì phát sinh trong quá trình giao hàng, hãy nhanh chóng giải quyết để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời, hãy khuyến khích khách hàng đánh giá 5 sao cho sản phẩm của bạn trên Shopee.

Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi các đánh giá của khách hàng, đặc biệt là những đánh giá tiêu cực để có thể nắm bắt được những điểm cần cải thiện trong sản phẩm và dịch vụ của mình.

9. Trở thành shop yêu thích/shop mall để chiến lược bán hàng Shopee dễ dàng

Shop Yêu Thích và Shopee Mall là hai nhãn hiệu được Shopee cấp cho các shop bán hàng có uy tín và chất lượng cao. Việc sở hữu các nhãn hiệu này mang lại nhiều lợi ích cho shop như: Tăng độ tin cậy và uy tín của shop trong mắt khách hàng, thu hút nhiều khách hàng mới ghé thăm shop và tăng doanh thu bán hàng.

chien-luoc-ban-hang-shopee

10. Cập nhật xu hướng, báo cáo về ngành hàng và thị trường

Cập nhật xu hướng, báo cáo về ngành hàng và thị trường là một trong những yếu tố quan trọng giúp các shop có được chiến lược bán hàng Shopee hiệu quả. Tính năng “Quân sư bán hàng” trên Shopee là một công cụ hữu ích giúp các chủ shop nắm bắt xu hướng thị trường. Tính năng này tổng hợp danh sách sản phẩm và hồ sơ shop, sau đó đưa ra những thông tin hữu ích như:

  • Top sản phẩm bán chạy: Đây là những sản phẩm đang được người tiêu dùng quan tâm và mua sắm nhiều nhất trên Shopee. Thông tin này giúp các chủ shop có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp để kinh doanh cho ngành hàng đã chọn.
  • Sản phẩm xu hướng: Đây là những sản phẩm đang có xu hướng tăng trưởng về doanh số bán hàng. Thông tin này giúp các chủ shop có thể nắm bắt xu hướng thị trường và đưa ra những chiến thuật bán hàng trên Shopee phù hợp.
  • Sản phẩm cạnh tranh: Đây là những sản phẩm có doanh số bán hàng tương tự như sản phẩm của bạn. Thông tin này giúp các chủ shop có thể xác định đối thủ cạnh tranh và đưa ra những chiến lược tiếp thị tốt hơn đối thủ.
  • Top từ khóa: Đây là những từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều nhất trên Shopee. Thông tin này giúp các chủ shop có thể tối ưu hóa SEO cho shop và sản phẩm của mình.

Bên cạnh việc sử dụng tính năng “Quân sư bán hàng” thì bạn cũng có thể dùng Shopee Analytics để thay thế nếu bạn có kỹ năng phân tích dữ liệu tốt. Ngoài ra, các chủ shop cũng cần tham gia các diễn đàn mua sắm, đọc báo cáo về ngành hàng, thị trường thường xuyên để nắm bắt những thay đổi và điều chỉnh chiến lược bán hàng Shopee cho phù hợp.

Ⅳ. Giải pháp Marketing Shopee cho gian hàng của bạn nghìn đơn

Ori Agency là một agency chuyên cung cấp các giải pháp marketing thực tế cho các doanh nghiệp, bao gồm cả Marketing Shopee. Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, Ori Agency đã hỗ trợ nhiều gian hàng Shopee kinh doanh về các lĩnh vực nhà cửa và đời sống, làm đẹp, thời trang,… đạt được doanh số nghìn đơn mỗi tháng.

Giải pháp Marketing Shopee của Ori Agency cung cấp trọn gói, tận tâm từ xây dựng chiến lược bán hàng Shopee toàn diện đến tối ưu hóa gian hàng, triển khai các chiến dịch marketing, tiếp thị đa kênh,… nhằm song hành, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển là niềm vinh dự của chúng tôi.

Trên đây là những thông tin cần thiết, 10 cách cho chiến lược bán hàng Shopee bùng nổ doanh số. Hi vọng bạn đã có thêm những kiến thức hay ho về chiến lược kinh doanh, bán hàng và tiếp thị sản phẩm, thương hiệu của mình trên sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Nếu quý khách vẫn còn những băn khoăn, do dự không biết bắt đầu từ đâu thì đừng chần chừ mà hãy liên hệ với Ori Agency để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhé.