Chiến lược Marketing cho sản phẩm thuốc HIỆU QUẢ nhất mà Marketer nên biết

Việc kinh doanh thuốc đang là mối quan tâm lớn trên thị trường. Hiện này các nhà thuốc cũng như doanh nghiệp sản xuất đang được xây dựng rất nhiều. Vậy làm thế nào để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả? Chắc chắn không thể thiếu một chiến lược marketing phù hợp. Cùng Ori tìm hiểu chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc được hiệu quả nhé!

I. Marketing sản phẩm thuốc là gì?

Chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc là sự kết hợp của marketing và chuyên ngành dược, các chiến lược, kế hoạch marketing phù hợp được các nhà marketing đưa ra việc vận dụng những công cụ của marketing. Marketing thuốc nhằm mục đích quảng bá sản phẩm thuốc nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thuốc là ngành công nghiệp có chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm lớn nên chi phí để thực hiện các chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc cũng cao hơn các sản phẩm khác…

chien-luoc-marketing-cho-san-pham-thuoc

II. Mục tiêu thực hiện chiến lược Marketing sản phẩm thuốc

Như đại đa số các doanh nghiệp kinh doanh khác, ngành dược cũng luôn phấn đấu xây dựng những chiến dịch marketing hiệu quả bên cạnh việc sản xuất sản phẩm, và cung cấp dịch vụ tốt. Họ đều muốn đạt những mục tiêu cơ bản đó là: đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty, tìm kiếm thị trường và  chiếm lĩnh thị phần, từ đó khẳng định được thương hiệu và định vị được thương hiệu trên thị trường.
chien-luoc-marketing-cho-san-pham-thuoc
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có mục tiêu sâu hơn, họ luôn hướng đến sự phát triển lâu bền của công ty dựa trên việc duy trì phát triển các chiến lược kinh doanh nhà thuốc và các sản phẩm của công ty. Ngoài ra họ cũng hướng đến sẽ tạo ra nét khác biệt cho thương hiệu, và cũng có thể cải thiện và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

III. Cách xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc

1. Chiến lược sản phẩm

Chiến lược marketing mix 4P luôn đặt sản phẩm là yếu tố hàng đầu trong quá trình tiếp thị và truyền thông. Đặc biệt, sản phẩm thuốc là loại sản phẩm vô cùng đặc biệt, nó có tác động trực tiếp đến sức khỏe và kết quả của việc điều trị bệnh. Khi doanh nghiệp thực hiện thay đổi bao bì, hình ảnh, hoặc màu sắc của sản phẩm cũng là điều khó khăn trong chiến lược kinh doanh. Mọi quyết định về sản phẩm khi đưa ra đều cần phải có sự suy tính, cân nhắc cẩn thận.
chien-luoc-marketing-cho-san-pham-thuoc
Vì vậy, thực hiện các chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc sẽ liên quan chủ yếu đến vấn đề thúc đẩy thương hiệu, giá trị của các dòng sản phẩm chủ lực. Nó sẽ hạn chế rất nhiều trong việc doanh nghiệp phát triển các sản phẩm mới, nhằm có thể đáp ứng tối ưu nhất cho nhu cầu. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để có thể đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường khác nhau.

2. Chiến lược giá

Các sản phẩm tại các địa điểm phân phối theo đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng luôn có sự kiểm soát chặt chẽ về giá. Tuy nhiên, các sản phẩm thuốc không có trong hóa đơn hoặc các thực phẩm chức năng thì các doanh nghiệp có thể toàn quyền chủ động trong việc định giá để thực hiện cạnh tranh để đảm bảo ưu thế của mình trên thị trường.
Dù là sản phẩm đặc biệt thì chiến lược marketing cho các sản phẩm thuốc về giá vẫn được chú trọng đến rất nhiều. Doanh nghiệp có thể áp dụng rất nhiều các chiến lược định giá khác nhau, tuy nhiên việc định giá cần dựa vào các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp không thể “một mình một đường”.

3. Chiến lược phân phối

Chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc về phân phối là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng lượt tiếp cận, quảng bá sản phẩm đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Phần lớn người tiêu dùng hiện nay đều có thói quen mua thuốc trực tiếp tại các nhà thuốc. Tuy nhiên, theo xu hướng ngày nay, các doanh nghiệp cũng đang lập kế hoạch mở nhà thuốc online rất nhiều. Việc đó sẽ giúp các sản phẩm thuốc có thể tiếp cận được nhiều người tiêu dùng cũng như tiện lợi cho họ.
chien-luoc-marketing-cho-san-pham-thuoc

4. Chiến lược xúc tiến

Truyền thông trong chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tổng thể của sản phẩm. Vì vậy, các khâu chuẩn bị cho hoạt động này cần phải xét duyệt và chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngoài ra, các thông tin truyền thông đều cần phải có các cơ quan quản lý xét duyệt. Trong đó, bạn cần phải cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin quan trọng như thành phần của thuốc, chỉ định, liều lượng, hướng dẫn sử dụng, cũng như cách xử lý khi sử dụng sai liều lượng,…
chien-luoc-marketing-cho-san-pham-thuoc
Các sản phẩm thuốc không kê đơn thường được các doanh nghiệp đầu tư vào các TVC, video quảng cáo trên truyền hình. Những kênh này giúp sản phẩm được lan truyền, mang lại hiệu quả cao và có thể tiếp cận nhanh chóng đến các khách hàng tiềm năng.

IV. Những lưu ý khi thực hiện các chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc

1. Quảng cáo

Khi thực hiện các chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc việc sử dụng quảng cáo luôn được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Các kênh được lựa chọn là phương tiện hằng ngày như đài báo, tivi, hoặc các tờ báo tin tức,…
chien-luoc-marketing-cho-san-pham-thuoc
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng vào tối ưu chiến dịch marketing của mình thông qua việc thực hiện các quảng cáo của mình ở các khu vực như bệnh viện, phòng khám hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh, … Điều này sẽ đem đến cho doanh nghiệp có được các lượt tiếp cận trực tiếp, chính xác đến với các khách hàng mục tiêu mà còn tiết kiệm được chi phí quảng cáo.

2. Trưng bày sản phẩm

Kết hợp cùng với quảng cáo, việc thực hiện trưng bày sản phẩm là một trong những chiến dịch mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Các sản phẩm thuốc là sản phẩm khi người tiêu dùng thực hiện mua đều rất cẩn trọng. Bởi đây là sản phẩm liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, việc trưng bày sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện được độ uy tín và tin tưởng cho khách hàng thấy.

3. Xúc tiến thị trường

Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương thức để xúc tiến thị trường bằng việc cung cấp miễn phí, thực hiện tuyên truyền thông tin về vấn đề sức khỏe, thực hiện các chương trình khám sức khoản miễn phí hoặc ưu đãi dành cho khách hàng có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó doanh nghiệp có thể bày tỏ sự quan tâm của mình đến với cộng đồng, thương hiệu của công ty cũng được công chúng biết đến nhiều hơn.

4. Chăm sóc thúc đẩy hệ thống bán lẻ

  • Bán các sản phẩm thuốc trực tiếp qua các tiệm thuốc:
Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thuốc sẽ có mối liên hệ mật thiết với các chi nhánh và hệ thống bán lẻ vì đây cầu nối giữa sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Việc thực hiện các chiến lược bán hàng qua các tiệm thuốc sẽ giúp sản phẩm đến được tay người tiêu dùng nhanh chóng mà không qua bất kỳ giai đoạn nào.
chien-luoc-marketing-cho-san-pham-thuoc
  • Bán sản phẩm thông qua các siêu thị thuốc:
Đây là mô hình phân phối đã thịnh hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, đây là việc kết hợp bán các sản phẩm hóa dược và thiết bị y tế giống với mô hình siêu thị tự chọn. Mặc dù việc bán theo mô hình này đã đem lại hiệu quả lớn trên các nước, tuy nhiên ở thị trường Việt Nam người tiêu dùng vẫn còn duy trì thói quen mua lẻ, mua với số lượng ít. Vì vậy mà việc thực hiện mô hình này tại Việt Nam phải thực hiện thay đổi dần nhận thức và thói quen mua hàng của người tiêu dùng.
  • Xây dựng đội ngũ trình dược viên để kết nối dược sĩ:
Sản phẩm thuốc luôn đòi hỏi tính chính chính xác và đối xứng thông tin cao giữa người bệnh và người bệnh. Vì vậy trong chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc sử dụng việc xây dựng đội ngũ trình dược viên để kết nối với dược sĩ là vô cùng cần thiết. Bởi các bác sĩ sẽ là mắt xích nhằm có thể đưa sản phẩm tới người tiêu dùng.

5. Quan tâm đến người tiêu dùng cuối

Hiện nay, người nhân luôn trong trạng thái thụ động bởi họ luôn dựa vào sự chẩn đoán của bác sĩ. Vì vậy khi doanh nghiệp sử dụng các kênh để quan tâm đến người tiêu dùng cuối sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả trong chiến lược kinh doanh.
  • App người tiêu dùng: có thể tra cứu được các thông tin về tính năng, xuất xứ, và giá cả,…của các loại thuốc, vật tư thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, tìm kiếm được thông tin bác sĩ chuyên khoa, địa chỉ bệnh viện, đặt lịch hẹn, đăng ký tham gia vào những buổi hội thảo về sức khỏe cũng như hướng dẫn cách uống thuốc đúng cách,…chien-luoc-marketing-cho-san-pham-thuoc
  • Website thương mại điện tử: Ở đây sẽ thực hiện cung cấp đầy đủ thông tin về lĩnh vực dược phẩm cũng như giá thành, ngoài ra cũng có thể cung cấp về bệnh lý và cách điều trị, …. hoặc có thể trực tiếp xin tư vấn về các loại bệnh, đội ngũ bác sĩ chuyên gia sẽ hỗ trợ, giải đáp vấn đề.

6. Thay đổi tư duy quản lý hệ thống phân phối

Cùng với việc thực hiện các chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc về việc thúc đẩy việc mở rộng phân phối thì doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi về cách thức quản lý của mình. Để có thể làm được điều này, doanh nghiệp nên nên thực hiện được các vấn đề:
  • Ứng dụng các công nghệ bán hàng trên các thiết bị công nghệ cho các bộ nhân viên để họ có đầy đủ thông tin khi trao đổi, tư vấn cho khách hàng. Từ đó họ có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn, giúp tăng đơn hàng và theo dõi được chỉ tiêu trên các thiết bị đó.
  • Tự động hóa các hoạt động mua bán của khách hàng. Dữ liệu khi được gửi về cho quản lý sẽ xóa bỏ tình trạng dữ liệu ảo và đạt được tối ưu cho khách hàng.
  • Giám sát chặt các hoạt động của đội ngũ nhân viên.

V. Những chiến lược marketing thuốc

1. Lưu ý nhu cầu thị trường

Để có chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc được hiệu quả, doanh nghiệp phải chọn đúng sản phẩm người tiêu dùng cần. Đặc biệt là các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dùng..
chien-luoc-marketing-cho-san-pham-thuoc
Chiến lược marketing nên chú ý vào việc cập nhật các xu hướng tiêu dùng mới. Người tiêu dùng cần quan tâm nhiều đến sản phẩm thuần tự nhiên. Chính vì thế, doanh nghiệp thực hiện sản xuất các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe được chiết xuất thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.

2. Nhắm đúng đối tượng

Khi doanh nghiệp có thể xác định đúng đối tượng khách hàng, thì mới có thể định hình được chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc đúng đắn.
Bởi, mỗi đối tượng khách hàng, sẽ có những nhu cầu khác nhau. Bởi với từng mốc thời gian về độ tuổi nhất định con người sẽ gặp những bệnh lý khác nhau. Vì vậy việc xác định đối tượng mục tiêu cho từng loại sản phẩm là vô cùng cần thiết. Điều đó cũng có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi thực hiện các chiến lược marketing.
chien-luoc-marketing-cho-san-pham-thuoc

3. Sáng tạo những điều tốt hơn người đi trước

Biết vận dụng những điều đã có và những điều mới để có thể sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn luôn điều mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Việc biết nắm lấy những thế mạnh đã có của những người đi trước và phát triển, sáng tạo tốt hơn sẽ giúp cho việc kinh doanh được dễ dàng hơn.
Hy vọng sau bài viết cung cấp thông tin về chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát và những kiến thức bổ ích để thực hiện chiến dịch marketing cho riêng mình. Và còn thắc mắc hay muốn sử dụng các dịch vụ về marketing hãy liên hệ Ori để được tư vấn.