I – Tổng quan về Shopee
Hiện nay, Shopee đã mở rộng hoạt động bao gồm 7 thị trường chính: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines. Đồng thời, Shopee không ngừng mở rộng thị trường mới trên toàn cầu, đặc biệt là tại Châu Mỹ Latinh và Châu u.
1. Shopee chiếm ưu thế trong thị trường thương mại điện tử
Thị phần doanh thu của Shopee tại Việt Nam đang áp đảo các đối thủ như Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop.
Theo báo cáo, doanh thu NMV (Net Merchandised Value trong quý II/2023, 5 nền tảng thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop mang về tổng cộng 92.745 tỉ đồng, với gần 400.000 shop có đơn hàng và hơn 900 triệu sản phẩm được bán ra.
Trong đó, Shopee tiếp tục đứng đầu thị trường thương mại điện tử Việt Nam chiếm 63% thị phần doanh thu các sàn thương mại điện tử. Xếp thứ hai là TikTok Shop với chiếm 20% thị phần doanh thu, tiếp đến là Lazada chiếm 16% thị phần và Tiki chiếm 1% thị phần.
Hiện nay, người dùng có rất nhiều lựa chọn mua sắm online trên thị trường thương mại điện tử, tuy nhiên Shopee vẫn là sự ưu tiên lựa chọn cao nhất và chiếm hữu thị phần lớn trong ngành thương mại điện tử.
2. Khách hàng mục tiêu của Shopee tại Việt Nam
Nhóm khách hàng mục tiêu mà Shopee hướng đến nằm trong độ tuổi từ 18 – 35, thuộc vào thế hệ Gen Z và Millennials. Tại Việt Nam, đây là nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng người dùng internet.
Đặc điểm của nhóm khách hàng này thường có lối sống năng động, thường xuyên sử dụng, mua sắm qua các nền tảng thương mại điện tử và ưu tiên sự tiện lợi, hiện đại.
3. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sàn thương mại điện tử, vì vậy Shopee vẫn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh.
Lazada và Tiki nhận được sự hỗ trợ và đầu tư khổng lồ từ các tập đoàn và là hai đối thủ lớn của Shopee. Bên cạnh đó, Tiktok shop cũng là đối thủ nặng ký của Shopee khi đạt mức doanh thu trong 1 tháng tương đương 80% doanh thu cùng kỳ của Lazada và gấp 4 lần doanh thu của Tiki (Theo báo cáo của Metric).
II – Chiến lược Marketing Mix 4P của Shopee
1. Chiến lược sản phẩm (Product)
1.1. Tiếp cận bản địa hóa theo thị trường
- Shopee đã thiết kế một trang web được tối ưu hóa cho nhiều ngôn ngữ khác nhau để người tiêu dùng của họ có thể dễ dàng tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm khách hàng đơn giản và thuận tiện thông qua thiết kế trang web phù hợp với sở thích của khách hàng.
- Shopee cũng phục vụ cho những khách hàng quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc cá nhân như mỹ phẩm và quần áo, cung cấp sự lựa chọn theo hướng kinh doanh hình ảnh, phục vụ nhu cầu làm đẹp cá nhân. Shopee là trang thương mại điện tử nổi tiếng dành cho các chị em thích mua sắm mỹ phẩm.
1.2. Shopee tập trung vào các tính năng quan trọng
- Shopee Live và Shopee Chat
- Shopee Feed
- Shopee Food
2. Chiến lược giá cạnh tranh (Price)
3. Chiến lược về kênh phân phối (Place)
4. Chiến lược Marketing Mix Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
4.1 Chiến dịch quảng cáo
Chiến lược Marketing Mix của Shopee thường tập trung vào các hoạt động quảng cáo hình ảnh tích cực. Họ tạo ra các chiến dịch quảng cáo mang tính viral để thu hút khách hàng, từ đó giúp tăng nhận diện thương hiệu.
Shopee đã tạo chiến lược Marketing thành công có dựa trên tiếp thị hiệu suất hay không? Để hiểu được về tiếp thị hiệu suất thì hãy cùng Ori tìm hiểu về Performance Marketing là gì?
4.2. Khuyến mãi
III – Một số chiến lược Marketing nổi bật của Shopee
1. Tạo TVC quảng cáo bắt trend
Shopee giữ vị thế trong thị trường thương mại điện tử nhờ tạo ra các TVC quảng bá lan truyền bắt trend cực nhanh và chính xác. Đây là một trong các chiến lược Marketing hiệu quả của Shopee. Thông qua việc tận dụng độ Viral của một TVC bất kỳ, Shopee thành công thu hút lượng lớn khách hàng qua các trang mạng xã hội.
Một trong những chiến dịch quảng cáo nổi tiếng của Shopee phải kể đến TVC quảng cáo: “Baby Shark” với sự góp mặt của ca sĩ Bảo Anh và thủ môn Tiến Dũng hoặc bản remake “DDU-DU DDU-DU” kết hợp với Blackpink.
Sự thành công của chiến dịch này chính là nhờ Shopee đã áp dụng những bài hát đã viral trước đó vào quảng cáo giúp người nghe dễ dàng liên tưởng đến thương hiệu.
2. Sử dụng Influencer Marketing
Shopee có nhiều chiến dịch tiếp thị và thực sự nhanh chóng bắt kịp các xu hướng. Chiến lược tiếp thị của Shopee dần dần nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa mức độ phủ sóng của thương hiệu và tăng cường khả năng hiển thị về đợt bán hàng như 11.11.
Không giống như các thương hiệu khác sử dụng người ảnh hưởng trong thời gian dài, Shopee khởi động kênh ngoại tuyến với người nổi tiếng trong thời gian ngắn trong vòng 2-3 tháng. Khi Việt Nam có những người có ảnh hưởng mới được mọi người ngưỡng mộ, Shopee sẽ thuê họ trở thành hình ảnh thương hiệu của mình.
Ví dụ, khi U23 Việt Nam trở thành nhà vô địch seagame, Shopee thuê một số cầu thủ bóng đá nổi tiếng trong đội U23 cho chiến dịch marketing. Hay Hoa hậu Việt Nam cũng trở thành hình ảnh thương hiệu của Shopee.
3. Nội địa hóa các chiến lược Marketing Shopee
Shopee tùy chỉnh ứng dụng để đáp ứng nhu cầu của người dùng trong mỗi thị trường. Thay vì sử dụng một ứng dụng cho tất cả người dùng, Shopee có ứng dụng riêng cho mỗi thị trường mà nó hoạt động.
Để đảm bảo ứng dụng có thể phục vụ cho mỗi quốc gia khác nhau, Shopee thuê nhân viên – người thuộc địa phương, am hiểu về văn hóa, phong tục quốc gia làm việc ở từng nơi. Shopee cũng hợp tác với các ngân hàng địa phương và các đối tác khác ở mỗi nước để đảm bảo trải nghiệm của khách hàng và việc giao hàng thuận lợi, hiệu quả.
4. Chiến dịch Digital Marketing của Shopee: Sử dụng nền tảng mạng xã hội
Quảng cáo trên mạng xã hội kích thích người tiêu dùng mong muốn có được một sản phẩm mới hoặc xem các giao dịch mới. Nó thúc đẩy khách hàng thêm vào giỏ hàng.
Quảng cáo dẫn người tiêu dùng đến một Landing Page, chẳng hạn như trang đích về ngày siêu mua sắm, cho phép họ thêm vào giỏ hàng ngay bây giờ và đặt lời nhắc thông báo để họ hoàn tất việc mua hàng vào ngày 10.10, 11.11 hay 22.2.
5. Tiếp thị ngoại tuyến
Ngoài màn hình kỹ thuật số, bạn có thể đã thấy quảng cáo của Shopee dưới dạng phương tiện in hoặc dưới dạng trải nghiệm quảng cáo phong phú lớn.
Shopee cũng sử dụng sự chứng thực của người nổi tiếng trên banner, áp phích, bảng quảng cáo trên xe buýt, taxi, tàu hỏa.
6. Áp dụng chiến thuật của Lazada và phát triển thành công
Shopee tung ra tính năng tương tự với Shoppertainment của Lazada, gọi là Shopee Live nhằm bao phủ các thị trường tương tự.
Tuy nhiên, Shopee không dừng lại ở đó. Họ đã tung ra “Shopee Quiz” cùng với chức năng phát trực tiếp, được tổ chức bởi những gương mặt có tầm ảnh hưởng quen thuộc tại địa phương.
Để có thêm lưu lượng truy cập, họ đã tặng Shopee Xu và nhiều sản phẩm từ các thương hiệu cũng như cho phép người dùng mời người tham gia.
Sau đó, họ giới thiệu Shopee Feed, mô phỏng lại “trải nghiệm Instagram” trên Shopee, cho phép các thương hiệu tổ chức quà tặng và cho phép người dùng bình luận và thích bài đăng.
7. Chiến lược Marketing của Shopee đặt khách hàng làm trọng tâm
Điểm đặc biệt của Shopee là khả năng cung cấp trải nghiệm xã hội và cá nhân hóa cho người dùng.
Ở chiến lược marketing của Shopee về mặt cá nhân hóa, Shopee tận dụng dữ liệu và AI để xác định các mẫu và thông tin chi tiết từ dữ liệu duyệt web và hành vi mua hàng của người dùng, đồng thời sử dụng các công nghệ mới như AI, AR để mang đến những trải nghiệm mua sắm khác biệt. Thay vì chỉ tập trung vào việc thúc đẩy giao dịch và cạnh tranh về giá, thương hiệu và người bán có thể giành chiến thắng bằng cách thu hút khách hàng và tạo mối quan hệ với thương hiệu thông qua những trải nghiệm này.
Shopee đã tích hợp mua sắm và xã hội hóa, cung cấp một cộng đồng mạnh mẽ cho phép người dùng kết nối và tương tác với nhau. Các tính năng bao gồm:
- Shopee Live (tính năng phát trực tiếp)
- Shopee Games (một chức năng chơi game trong ứng dụng)
- Shopee Feed (nguồn cấp dữ liệu xã hội trong ứng dụng cho phép người dùng chia sẻ nội dung về những gì họ đang niêm yết, mua và bán với cộng đồng Shopee lớn hơn)
- Shopee Live Chat (chức năng trò chuyện cho phép người mua nói chuyện trực tiếp với người bán và tìm hiểu thêm thông tin trước và sau khi mua hàng).
Shopee Guarantee cũng được thiết lập để bảo vệ người mua bằng cách giữ lại khoản thanh toán cho người bán cho đến khi người mua nhận được đơn đặt hàng của họ trong một điều kiện đã thỏa thuận.
Đồng thời, các ví di động tích hợp Shopee Pay và AirPay mang đến cho người dùng một lựa chọn thuận tiện và an toàn, từ đó giúp các doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội mới.
8. Chiến lược Marketing của Shopee hỗ trợ người bán
Chiến lược marketing của Shopee là đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp với tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà bán lẻ và thương hiệu.
- Ngày siêu mua sắm Shopee: Tất cả người bán đã đăng ký Gói hỗ trợ người bán của Shopee trong tháng 4 sẽ được giới thiệu trong suốt các ngày siêu giảm giá 9.9, 10.10 và 11.11. Người bán đã báo cáo số lượng đơn đặt hàng cao gấp 6 lần trong khoảng thời gian đó
- Kết nối quốc tế: Chiến lược tiếp thị của Shopee nhằm tiếp cận kết nối quốc tế giữa các thương hiệu địa phương, toàn cầu với những người mua sắm kỹ thuật số đầu tiên trong khu vực. Vào đầu năm 2020, Shopee đã kết nối thành công 600 thương hiệu với các tên tuổi lớn như Samsung, Disney và L’Oreal, tạo ra doanh số gấp 2,5 lần trong ngày bán hàng 10.10.