Dịch vụ xác thực Zalo OA: Chi phí và hướng dẫn triển khai chi tiết

Sử dụng Zalo OA thường xuyên, liệu bạn có bao giờ thắc mắc tại sao có những tài khoản được cấp dấu tick vàng ở tên trong khi một số khác thì không? Đó chính là loại tài khoản Zalo OA xác thực, mang đến lợi thế cho các doanh nghiệp, thương hiệu hay cá nhân muốn quảng bá thương hiệu và hiệu quả kinh doanh của mình.
Các công ty cung cấp dịch vụ xác thực Zalo OA sẽ yêu cầu giấy tờ và quy trình làm việc như thế nào để triển khai thành công? Cùng Ori Agency tìm hiểu ngay qua bài viết này.

1. Dịch vụ xác thực Zalo OA là gì?

Dịch vụ xác thực Zalo OA là quá trình xác minh chính thức một tài khoản Zalo được sử dụng cho mục đích kinh doanh, quảng cáo của một doanh nghiệp, thương hiệu hay cá nhân nổi tiếng.

Sau khi kiểm tra và xác minh đúng thông tin, Zalo sẽ cấp cho tài khoản Zalo OA một dấu tích vàng ở phần tên. Qua đó, người dùng có thể nhận biết các tài khoản chính thức, tránh những tài khoản giả mạo hoặc lừa đảo.

Làm sao để biết tài khoản Zalo OA đã được xác thực hay chưa? Hãy dựa vào những đặc điểm sau đây:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đã được Zalo xác thực thành công
  • Được tiếp cận mọi tính năng của Zalo OA, gồm có: Broadcast (gửi thông báo), đăng bài viết, gửi tin nhắn và chạy quảng cáo
  • Có quyền kéo dài thời hạn sử dụng của những tính năng sẵn có và được sử dụng các tính năng tân tiến hơn, gồm Gọi thoại, Chatbot hay API

2. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ xác thực Zalo OA

Xác thực tài khoản Official Account trên Zalo mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng OA để tương tác với khách hàng:

  • Tìm kiếm trên Zalo: Sau khi xác thực, tài khoản OA sẽ dễ dàng được tìm kiếm hơn, qua đó tăng khả năng tiếp cận và tương tác với người dùng
  • Gửi tin nhắn Broadcast tới người theo dõi:  Mỗi tháng, bạn có thể gửi tối đa 40 tin nhắn Broadcast để chia sẻ thông điệp, khuyến mãi, thông tin mới một cách hiệu quả với lượng lớn người dùng
  • Người quan tâm nhận tin nhắn: Tài khoản sử dụng dịch vụ xác thực Zalo OA có quyền gửi tối đa 4 tin nhắn/tháng tới những người quan tâm. Điều này giúp tăng chất lượng tương tác với nhóm khách hàng mục tiêu và tạo ra sự kết nối cá nhân hóa
  • Không giới hạn thời gian tồn tại bài viết: Các bài viết đăng trên tài khoản OA xác thực sẽ tồn tại vô thời hạn trên tường tin nhắn của bạn.
  • Tính năng Marketplace: Sau dịch vụ đăng ký Zalo OA và xác thực thành công, bạn có thể sử dụng tính năng Marketplace để tiếp cận thị trường mua bán sản phẩm trên nền tảng Zalo
  • Chat 1-1 với người dùng: Bạn có thể tương tác tự do với người dùng, không giới hạn thời gian phản hồi hoặc số lượng tin nhắn. Trải nghiệm tương tác cá nhân sẽ được cải thiện, tạo điều kiện để bạn giải quyết thắc mắc, yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng

3. Các giấy tờ cần có để xác thực Zalo OA

Bên cạnh các thông tin cố định như tên OA muốn đăng ký, ảnh đại diện và ảnh bìa, việc chuẩn bị các giấy tờ thủ tục để xác minh OA dấu tích vàng còn phụ thuộc vào việc bạn chọn đăng ký tên OA theo doanh nghiệp hay thương hiệu.
Tên doanh nghiệp và tên thương hiệu khi đăng ký dịch vụ xác thực Zalo OA có gì khác nhau?

  • Xác thực OA theo tên doanh nghiệp nếu tên doanh nghiệp xuất hiện trên GPKD và tên OA trùng khớp với nhau
  • Xác thực OA theo tên thương hiệu nếu tên doanh nghiệp xuất hiện trên GPKD và tên OA không giống nhau. Việc xác thực theo tên thương hiệu hay tên giao dịch khác phụ thuộc vào việc tài khoản Zalo OA của bạn có được Cục Sở hữu trí tuệ xác minh đăng ký thương hiệu hay không.

a. Nếu xác thực OA theo tên doanh nghiệp

Có 2 cách sau:
Cách 1: Sử dụng GPKD và CMND/CCCD/Hộ chiếu

Để đảm bảo yêu cầu để xác thực, CMND, CCCD hay Hộ chiếu mà bạn cung cấp bắt buộc là bản gốc và còn nguyên vẹn 2 mặt. Đồng thời, thông tin trên các loại giấy tờ này và thông tin người đại diện trên GPKD phải giống y hệt nhau.
Cách 2: Sử dụng công văn riêng cho Zalo OA cung cấp

Điền đầy đủ và chính xác thông tin để gửi lên bộ phận hỗ trợ Zalo OA nhằm chứng thực tài khoản dịch vụ nhanh chóng. Đặc biệt với phần người liên hệ, bạn cần chú ý điền thông tin trùng khớp với chủ sở hữu OA hiện tại nhé!

b. Nếu xác thực OA theo tên thương hiệu

Bạn cần cung cấp đủ 6 loại giấy tờ sau đây:

  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (được bảo hộ bởi Cục Sở hữu Trí tuệ)
  • Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (được bảo hộ bởi Cục An toàn thực phẩm)
  • Bản công bố sản phẩm
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  • Quyết định liên quan đến việc chấp thuận đơn hợp lệ
  • Giấy xác nhận nội dung quảng cáo

c. Nếu xác thực OA theo tên giao dịch khác

Bạn cần cung cấp cho Zalo tối thiểu 2 tài liệu minh chứng cho thương hiệu, bao gồm:

  • Bảng hiệu tên công ty, cửa hàng. Trong trường hợp tên này đã được sử dụng bởi một brand lớn khác thì bạn hãy cân nhắc đổi tên hoặc chứng minh bằng Giấy ủy quyền hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
  • Hình ảnh trên website cập nhật thông tin chính xác về công ty sở hữu

  • Giấy xác nhận đăng ký tên miền được cấp bởi Bộ Công thương
  • Nếu doanh nghiệp của bạn liên quan đến các app công nghệ thì có thể chứng minh quyền sở hữu tên giao dịch bằng hình ảnh từ Google Play hoặc App Store

4. Quy trình xác thực tài khoản Zalo OA 7 bước chi tiết

Bất kỳ Agency cung cấp dịch vụ xác thực Zalo OA nào đều cần đi qua 7 bước triển khai sau:

  • Bước 1: Bộ phận hỗ trợ tiếp nhận thông tin và giấy tờ thủ tục để hỗ trợ khách hàng xác thực Zalo OA
  • Bước 2: Kiểm tra tài khoản OA. Nếu thông tin khách hàng gửi chưa đáp ứng đủ điều kiện, Agency sẽ khởi tạo Zalo OA và điều chỉnh hình ảnh đăng ký theo size tiêu chuẩn của Zalo
  • Bước 3: Bắt đầu xác thực Zalo OA và gửi khách hàng các giấy tờ quan trọng
  • Bước 4: Đợi từ 3 đến 5 ngày để Zalo xác thực thông tin thành công
  • Bước 5: Đăng ký gói Zalo do khách hàng chi trả
  • Bước 6: Đăng ký template gửi tin với Zalo trong 3-5 ngày
  • Bước 7: Hoàn tất thủ tục và dịch vụ xác thực Zalo OA, sau đó bàn giao lại tài khoản cho khách hàng

5. Tại sao Zalo OA không được chấp nhận xác thực?

Mặc dù quy trình xác thực tài khoản Zalo OA khá đơn giản và nhanh gọn nhưng không hẳn tài khoản nào cũng được xác thực thành công theo quy định của Zalo.

Vậy đâu là lý do và làm sao để phòng tránh, hãy chú ý ngay những điều sau:

  • Tài liệu không được chấp nhận: Để khắc phục vấn đề này, bạn cần gửi các giấy tờ hợp lệ được liệt kê trong danh sách giấy tờ thủ tục mà Zalo yêu cầu
  • Tài liệu xác thực không đầy đủ: Zalo không chấp nhận tài liệu từ doanh nghiệp nếu thiếu chữ ký và con dấu chính thức. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy cung cấp tài liệu xác thực đã được phê duyệt, đừng quên đi kèm chữ ký và/hoặc con dấu chính thức
  • Hình ảnh trên giấy tờ không kiểm tra được: Theo quy định của dịch vụ xác thực Zalo OA, các hình ảnh tài liệu mà người dùng cung cấp không được có size quá nhỏ, mờ, độ phân giải thấp, hoặc có vấn đề về định dạng hoặc chỉnh sửa. Để khắc phục vấn đề này, vui lòng cung cấp hình ảnh tài liệu ở độ phân giải cao hơn hoặc định dạng khác
  • Tài liệu đã hết hạn: Nếu tài liệu đã hết hạn, hãy gia hạn và cung cấp tài liệu mới vẫn còn giá trị
  • Tên trên giấy tờ không khớp với tên đăng ký OA: Để giải quyết vấn đề này, bạn cần cập nhật tên của tài khoản OA để phù hợp với tên trên tài liệu hoặc cung cấp một tài liệu khác xác minh tên đã đăng ký
  • Tài liệu không có địa chỉ doanh nghiệp hoặc địa chỉ không khớp: Vui lòng cung cấp tài liệu chứa tên hợp pháp và địa chỉ đầy đủ của doanh nghiệp
  • Tài liệu không có số điện thoại doanh nghiệp hoặc số điện thoại không khớp
  • Yêu cầu tài liệu bổ sung để xác minh: Trong một số trường hợp đặc biệt, Zalo có thể yêu cầu người dùng cung cấp thêm tài liệu bổ sung
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị từ chối: Để khắc phục, hãy đảm bảo rằng giấy chứng nhận nhãn hiệu được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ đã được phê duyệt và vẫn còn trong thời gian hiệu lực.

Tóm lại, tài khoản Zalo OA đã được xác thực sẽ hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, nâng cao tương tác với người quan tâm và khách hàng, thông qua đó tăng kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu bạn đang tìm một công ty cung cấp dịch vụ xác thực Zalo OA uy tín tại Hà Nội, đừng chần chừ mà nhấc máy liên hệ với Ori Agency ngay!