Domain Authority là gì? 9 cách để tăng chỉ số DA cho website

Domain Authority là chỉ số để kiểm tra và phát triển website. Khái niệm này có thể còn tương đối mới với những người mới học SEO. Nên bản chất của DA là gì là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. ORI sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về chỉ số này và hướng dẫn cách để tăng DA cho website an toàn và hiệu quả nhất.

I. Domain Authority là gì?

Domain Authority được viết tắt là DA còn được gọi là điểm xếp hạng website được phát triển bởi Moz. Điểm số này sẽ giao động từ 0 đến 100. DA có thể dự đoán được thứ hạng của một website trên bảng kết quả tìm kiếm. Nếu website có điểm càng cao thì khả năng xếp hạng càng cao.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Domain Authority khi so sánh trang web của bạn với trang web của đối thủ cạnh tranh hoặc theo dõi “sức mạnh” website theo thời gian. Cách để tính toán chỉ số này là kết hợp toàn bộ số liệu liên quan tới liên kết khách của Moz. Trong đó bao gồm liên kết đến domain gốc, tổng số lượng liên kết, MozTrust, MozRank,… thành những điểm số duy nhất.
domain-authority

II. Domain Authority của website bao nhiêu thì tốt?

Sau khi hiểu Domain Authority là gì, nhiều người sẽ thắc mắc DA của website (DA of website) bao nhiêu thì tốt? Thực tế, những trang web mới ra đời thường có DA là 1. Việc để tăng lên 20 hoặc 30 tương đối đơn giản nhưng để có thể tăng DA lên 80 thì không phải dễ.
Tùy vào mục tiêu của quản trị viên mà chỉ số này sẽ có mức điểm cụ thể. Mục đích chính tạo ra web là lên top để cơ hội tiếp cận với người dùng cao hơn. Từ đó, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được nhiều người biết hơn.
domain-authority
Điểm DA càng cao thì khả năng lọt top càng cao. Mặc dù vậy, DA không phải chỉ số Google dùng để xếp hạng tìm kiếm và cũng không ảnh hưởng tới SERP. Nên bên cạnh việc tăng Domain Authority, quản trị viên cần thực hiện nhiều yếu tố khác để thúc đẩy thứ hạng website.

III. 9 cách để tăng chỉ số Domain Authority của website

Việc hiểu Domain Authority là gì sẽ giúp quản trị viên biết rằng điểm trang web càng cao sẽ càng có lợi cho việc xếp hạng trên SERP. Vậy làm thế nào để tăng DA của website (DA of website)?

1. Chọn một tên miền tốt

Tên miền tốt cần đáp ứng 2 yếu tố là dễ ghi nhớ và thể hiện được sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Một tên miền quá phức tạp sẽ gây rối và khiến người dùng khó nhớ.
Một số trang web gặp tình trạng không lên được điểm DA do đặt tên miền sai cách. Với những doanh nghiệp mới nên mua tên miền cũ đã có sẵn tuổi miền. Đồng thời cần đảm bảo nó không hết hạn để trang web hoạt động trơn tru.
domain-authority-2

2. Tối ưu hóa nội dung trên website

Để cải thiện DA của website (DA of website) bạn hãy tối ưu hóa nội dung web hay còn gọi là SEO. Công việc này bao gồm các yếu tố liên quan tới tiêu đề trang, vị trí và mật độ từ khóa, cụ thể:
  • Sử dụng các tiêu đề chính và phụ rõ ràng, cụ thể để giúp người đọc dễ theo dõi nội dung của bài viết. Cách trình bày tiêu đề khoa học cũng sẽ làm nổi bật các điểm chính của bài.
  • Không được nhồi nhét từ khóa, mật độ từ khóa dao động từ 0.5% đến 2% là hợp lý. Trong bài viết cần đặt từ khóa ở 4 vị trí bắt buộc là meta, tiêu đề chính, mở bài và kết bài.
  • In nghiêng, in đậm các từ khóa chính, từ khóa phụ hoặc các cụm từ quan trọng để cải thiện trải nghiệm đọc.
  • Cần tập trung vào các từ khóa dài sẽ giúp xếp hạng tăng lên.
  • Cấu trúc của URL cần chứa từ khóa chính và thân thiện với người dùng.
  • Không để trống thẻ Description.
  • Tiêu đề chính không chỉ cần chứa từ khóa mà cần sự hấp dẫn và mới lạ để thu hút người dùng.
  • Tạo các liên kết nội bộ và liên kết ngoài chất lượng.
  • Tối ưu hóa hình ảnh bằng cách chọn hình đẹp, sắc nét, phù hợp với nội dung bài viết và không quá nặng vì sẽ khiến tốc độ tải trang bị chậm.
Thực hiện SEO càng tốt sẽ giúp lượng traffic tăng lên và mức độ uy tín của website được cải thiện đáng kể. Nhờ vậy mà DA cũng tăng theo sẽ tốt cho việc tăng xếp hạng của trang.
domain-authority

3. Tăng cường mức độ liên quan của từ khóa và nội dung

Tăng cường mức độ liên quan của nội dung và từ khóa sẽ tạo nên sự logic và thống nhất của bài viết. Điều này sẽ đem lại những thông tin giá trị cho người đọc khiến họ tới web của bạn thường xuyên hơn. Chính vì thế mà Domain Authority của website sẽ tăng lên. Để làm được điều này, bạn cần đảm bảo những yêu cầu sau:

3.1. Chọn từ khóa đang được nhiều người quan tâm

Muốn tạo được sự thống nhất giữa từ khóa và nội dung thì bạn cần nghiên cứu từ khóa kỹ càng. Sử dụng những công cụ chuyên dụng để nghiên cứu từ khóa hoặc bạn có thể dùng Google Trend để tìm những từ khóa đang được nhiều người quan tâm.
Yêu cầu quan trọng là bạn cần chọn những từ khóa liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ đơn vị mình cung cấp. Sau khi đã có bộ từ khóa, bạn xây dựng nội dung phù hợp.

3.2. Nội dung dài trên 1000 từ

Một bài viết có giá trị cần một lượng chữ nhất định mới có thể truyền tải được hết thông tin mà người dùng cần. Lượng chữ tốt nhất là từ 1000 đến 2500 hoặc 3000. Bạn cần hạn chế viết quá dài vì tâm lý của người dùng thường không muốn tốn quá nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin.

3.3. Không lan man gây loãng thông tin

Dù bạn có chọn từ khóa phù hợp, có sự liên kết với nội dung nhưng trình bày lan man, dài dòng vẫn có thể khiến bài viết bị loãng và kém chất lượng. Tốt nhất là nên viết ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu sẽ giúp lượng truy cập web tăng lên khiến điểm DA cải thiện đáng kể.
domain-authority

4. Tạo nội dung có thể liên kết

Muốn tạo liên kết chất lượng cao từ những domain khác nhau trước hết bạn cần tạo ra nội dung chất lượng. Việc này sẽ thu hút người vào xem và chia sẻ bài đăng giúp website được nhiều người biết tới hơn. Nội dung tốt, văn phong ổn định và có tính sáng tạo cao sẽ càng có nhiều website liên kết với bài viết. Nhờ đó mà điểm Domain Authority của website sẽ tăng giúp cơ hội tăng hạng cũng tăng lên.

5. Cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ trang

Những liên kết nội bộ là yếu tố quan trọng để gia tăng Domain Authority. Những liên kết này thường được chèn ở những từ khóa trong bài hoặc được đặt ở cuối từng đoạn văn trong thân bài. Hoặc chúng có thể được đặt ở mục bài viết liên quan. Mục đích chính là giúp người đọc sẽ thực hiện nhiều tương tác hơn với website. Từ đó giúp nâng trải nghiệm của người dùng tốt hơn.
Đồng thời, những liên kết này sẽ tạo độ sâu cho bài viết giúp thông tin thêm phần giá trị và có tính kết nối. Đây chính là yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng và khiến người xem quay lại với trang web.
domain-authority

6. Dùng những liên kết chất lượng

Các liên kết không chỉ đóng vai trò làm tăng khả năng liên kết thông tin mà nó còn thể hiện độ uy tín của website. Nếu liên kết của bạn dẫn tới những website nổi tiếng như Vnexpress.net, kenh14.vn, Zing.vn,… thì độ xác thực của nội dung càng cao. Bởi vậy, người đọc sẽ tìm tới bài viết của bạn nhiều hơn nên giúp Domain Authority tăng lên. Ngược lại, những liên kết độc hại tới những web đen hoặc web lỗi sẽ kéo chất lượng bài đăng xuống. Hậu quả là điểm DA sụt giảm nhanh chóng.

7. Đảm bảo website thân thiện với thiết bị di động

Đa số người dùng hiện nay thường xuyên sử dụng điện thoại di động để duyệt web. Vì vậy, những website chưa được tối ưu hóa trên di động sẽ mất đi nguồn người đọc lớn. Việc này có thể ảnh hưởng tới xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, những web chưa được tối ưu trên smartphone dễ xảy ra tình trạng như:
  • Thời gian tải trang quá lâu
  • Sai font chữ
  • Bố cục lộn xộn
Những điều này sẽ khiến người dùng khó chịu mà bỏ web của bạn. Muốn kiểm tra website có thân thiện với di động hay không, bạn làm như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web Mobile-Friendly Test by Google Developer
Bước 2: Nhập địa chỉ của web cần kiểm tra vào thanh “Nhập URL để kiểm tra” rồi ấn “Kiểm tra URL”
Bước 3: Sau khoảng 1 đến 2 phút thì kết quả sẽ được trả về, nếu trang web thân thiện với thiết bị di động sẽ được tích xanh và hiển thị ngay trong tag đầu tiên.
domain-authority

8. Tăng tốc độ tải trang

Một trong những cách tăng Domain Authority là tăng tốc độ tải trang. Vì chỉ số này sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng. Tốc độ càng nhanh thì tỷ lệ thoát trang càng thấp. Muốn tăng chỉ số này, quản trị viên có thể thực hiện cách sau:
Bước 1: Truy cập vào website PageSpeed Insights.
Bước 2: Nhập địa chỉ trang web vào ô trống rồi nhấn “Phân tích”.
Bước 3: Chỉ khoảng vài giây là kết quả phân tích sẽ được trả về.
Từ những phân tích này, quản trị viên sẽ biết cách cải thiện tốc độ trang nhanh hơn để tăng DA của website.

9. Quảng bá nội dung qua mạng xã hội

Mạng xã hội chính là một trong những kênh quảng cáo quan trọng. Ưu điểm của hình thức này là dễ thu hút người dùng, nội dung đơn giản hơn không yêu cầu nhiều quy tắc khắt khe như trên web.
Thêm vào đó, lượng tương tác lớn giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nhóm khách hàng mục tiêu. Sau đó, bạn có thể dễ dàng điều hướng nhóm đối tượng này thực hiện tương tác với website để tăng traffic. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực tới việc nâng DA của website.
domain-authority
Trên đây là những 9 cách để tăng Domain Authority an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, tuổi của trang web cũng sẽ ảnh hưởng tới DA. Hiểu đơn giản là website càng hoạt động lâu dài thì điểm DA càng cao và xếp hạng trên SERP cũng cao hơn so với những web mới lập. Bởi vậy, mấu chốt của vấn đề là bạn cần kiên trì sản xuất nội dung chất lượng thì DA và xếp hạng sẽ tăng lên theo thời gian.
Cùng Ori Agency tìm hiểu về SEO Offpage và cách phát triển website theo SEO Offpage

IV. Kiểm tra Domain Authority

Các chuyên gia khuyên quản trị viên nên kiểm tra Domain Authority của website ít nhất 1 lần/ tháng. Chỉ số này càng cao thì cơ hội xếp hạng cao trong công cụ tìm kiếm càng lớn. Hiện nay có nhiều giúp kiểm tra DA miễn phí, một trong số đó là Open Site Explorer. Cách kiểm tra như sau:
Bước 1: Click vào website Open Site Explorer
Bước 2: Nhập đường dẫn của trang web cần kiểm tra
Bước 3: Nhấn vào nút “Get free link data” chờ vài phút là có kết quả của Domain Authority và Page Authority.
domain-authority
Như vậy, qua bài viết trên ORI đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: Domain Authority là gì? Đồng thời, chúng tôi cũng cung cấp thêm những cách để cải thiện DA để tăng cơ hội xếp hạng cao hơn của website trên kết quả tìm kiếm của Google. Nếu bạn còn thắc mắc về chỉ số DA hoặc SEO web thì vui lòng liên hệ với ORI. Chúng tôi hân hạnh được cung cấp những dịch vụ chất lượng nhất.
Cùng Ori Agency tìm hiểu Disavow Link là gì? Để tối ưu hoá sức mạnh bền vững của website