Top 5 công cụ kiểm tra tốc độ website phổ biến hiện nay

Ngày đăng: 28/02/2022
Tác giả:
Top 5 công cụ kiểm tra tốc độ website phổ biến hiện nay
Tốc độ website là yếu tố tác động nhiều nhất tới trải nghiệm của người dùng. Tốc độ càng nhanh thì người dùng càng muốn vào web của bạn. Điều này yêu cầu bạn phải kiểm tra và điều chỉnh tốc độ trang web thường xuyên. Vậy làm thế nào để kiểm tra tốc độ website? Bài viết này ORI sẽ bật mí cho bạn những cách để kiểm tra tốc độ trang web hiệu quả nhất.

I. Thông tin cơ bản về tốc độ website bạn cần biết

Để kiểm tra tốc độ load trang web trước hết bạn cần biết những thông tin cơ bản sau về tốc độ website:

1. Tốc độ website, tốc độ trang và tốc độ load

Ba khái niệm tốc độ website, tốc độ trang và tốc độ load hoàn toàn khác nhau. Nhưng nhiều người dùng lại hiểu ba khái niệm này là một và gọi chung là tốc độ của trang web. Sau đây chúng ta sẽ phân đi từng khái niệm:
  • Tốc độ web (Site speed) là khoảng thời gian bạn cần để xem và tương tác với nội dung trên web. Ba khía cạnh để đánh giá tốc độ web là tốc độ tải trang, thời gian load và thời gian các trình duyệt web xử lý để cho phép người dùng tương tác.

  • Tốc độ trang (page speed) là thời gian tải một trang riêng lẻ trên web hoặc blog. Có hai cách tính tốc độ này. Thứ nhất là tính theo thời gian để hiển thị đầy đủ nội dung. Thứ hai là tính từ lúc bạn click vào link tới lúc trình duyệt nhận được dữ liệu đầu tiên từ máy chủ website.

  • Thời gian tải trang (load page) là thời gian từ khi bạn gửi yêu cầu truy cập đến lúc toàn bộ nội dung hiển thị trên trình duyệt.

kiem-tra-toc-do-website
 

2. Quy trình tải và hiển thị web

Sau đây là quy trình tải và hiển thị web:
Bước 1: Người dùng gửi yêu cầu truy cập qua các hình thức như kích vào đường dẫn, nhập đường dẫn trên thanh công cụ, thông qua biểu mẫu khác,...
Bước 2: Trình duyệt web gửi yêu cầu tới máy chủ website thông qua mạng internet.
Bước 3: Sau khi nhận được yêu cầu thì máy chủ sẽ tiến hành xử lý.
Bước 4: Máy chủ gửi phản hồi lại cho trình duyệt.
Bước 5: Sau khi nhận được phản hồi trình duyệt tiến hành phân tích, tải và hiển thị nội dung.
Khi các bước này được hoàn thành, trang web sẽ hiển thị đầy đủ nội dung và cho bạn tương tác trên trang.
3. Tốc độ website nhanh và chậm
Tốc độ website càng nhanh thì càng được người dùng yêu thích vì ít phải chờ đợi để tải. Những website có tốc độ tải trang quá 5 giây sẽ khiến một nửa người dùng thoát trang. Còn nếu tốc độ website của bạn chậm hơn đối thủ tới 250 mili giây sẽ khiến số lượng người tới web của bạn giảm đi đáng kể. Tốc độ web lý tưởng nhất thường là 400 mili giây. 
kiem-tra-toc-do-website
 

II. Vai trò của tốc độ website

Tốc độ website có những vai trò quan trọng sau:

1. Giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng tốt hơn

Tâm lý của người truy cập website là luôn muốn đọc thông tin nhanh nhất. Nếu dữ liệu hiển thị quá chậm sẽ khiến người dùng khó chịu, thoát khỏi trang web đó ngay và tìm tới trang web khác có nội dung tương tự. Do đó, tốc độ website rất quan trọng trong việc giữ chân người dùng.
Tốc độ website còn giúp người dùng không bị gián đoạn khi xem và tương tác trên trang. Từ đó khiến họ cảm thấy hài lòng và muốn truy cập vào website của bạn thường xuyên.

2. Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi

Tốc độ website nhanh sẽ giúp người dùng cảm thấy thoải mái xem các nội dung mà bạn đăng. Sau đó, bạn cần nắm bắt đúng thời điểm nhu cầu tăng cao và tâm lý khách biến đổi để thúc đẩy hành vi mua hàng của họ. Tốc độ tải càng nhanh sẽ giúp những quy trình này diễn ra càng thuận lợi. Từ đó giúp khả năng chốt sale tăng cao và giảm tình trạng khách phải chờ đợi lâu.

3. Hỗ trợ tăng hạng SEO website

Để đánh giá và xếp hạng website phải dựa trên rất nhiều tiêu chí. Trong đó trải nghiệm người dùng là tiêu chí quan trọng nhất. Tốc độ tải trang nhanh giúp trải nghiệm của người dùng tốt hơn và thu hút họ quay lại sử dụng web của bạn. Nhờ đó thứ hạng của website sẽ cải thiện.
Muốn đẩy mạnh SEO web và những hoạt động khác của website thì ngay từ đầu thiết kế web bạn cần sử dụng các biện pháp khác nhau để tối ưu tốc độ tải trang.
kiem-tra-toc-do-website-2
 

Để gia tăng thứ hạng website thì không chỉ dựa vào tốc độ website mà còn dựa vào các yếu tố SEO. Để biết được website doanh nghiệp có chuẩn SEO hay không, hãy cùng Ori tìm hiểu về công cụ Screaming Frog.

III. Tại sao phải kiểm tra tốc độ website?

Mục đích của việc kiểm tra tốc độ website là để đảm bảo không có ảnh hưởng xấu đến trang web. Cụ thể thì tốc độ web sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố sau:
  • Ảnh hưởng tới SERP: Công cụ tìm kiếm chỉ có một lượng thời gian rất nhỏ để thu thập kết quả. Nếu web của bạn không tải được trong thời gian đấy thì sẽ bị xếp hạng thấp nhất

  • Ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập website: Tốc độ load web càng nhanh sẽ khiến người dùng yêu thích và muốn quay lại web nhiều hơn. Ngược lại, nếu tốc độ tải web chậm sẽ làm người dùng không muốn quay lại trang web của bạn. Khi đó bạn sẽ mất đi lượng khách hàng tiềm năng.

  • Ảnh hưởng tới SEO: Công cụ tìm kiếm dựa trên trải nghiệm của người dùng để đánh giá và xếp hạng web. Tốc độ web càng nhanh sẽ khiến trải nghiệm của người dùng tốt hơn. Đây là yếu tố giúp thứ hạng web của bạn sẽ cao hơn.

IV. 5 công cụ kiểm tra tốc độ website phổ biến hiện nay

Để kiểm tra tốc độ website bạn có thể tham khảo 5 công cụ sau đây:

1. Công cụ PageSpeed Insights

Google đã phát triển công cụ PageSpeed Insights. Vì thế để kiểm tốc độ website có chuẩn hay không bạn nên sử dụng PageSpeed. Sau đây là các bước kiểm tra bằng PageSpeed:
Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào công cụ PageSpeed Insights. 
Bước 2: Bạn nhập địa chỉ website của bạn vào ô kiểm tra của PageSpeed rồi click vào “Phân tích”. Khi đấy hệ thống của Google sẽ phân tích website của bạn. Thời gian phân tích nhanh hay chậm còn phục thuộc vào số lượng nội dung có trong web
Bước 3: PageSpeed Insights sẽ đánh giá các thông số trên cả điện thoại và máy tính với thang điểm từ 0 đến 100. Công cụ sẽ cho bạn biết các thông tin sau:
  • Thời gian phản hồi máy chủ

  • JavaScript và CSS chặn hiển thị.

  • Bộ nhớ cache

  • Tối ưu hóa hình ảnh

  • Bật nén

  • Giảm bớt Html, CSS và JavaScript.

  • Ưu tiên nội dung hiển thị

  • Chuyển hướng trang đích

kiem-tra-toc-do-website
 

2. Công cụ Gtmetrix

Đây là công cụ kiểm tra tốc độ website chuyên sâu sẽ giúp bạn có được nhiều thông tin hơn. Gtmetrix phân tích dựa trên Page Speed Tests của Google và Yslow của Yahoo. Bạn hãy thực hiện các bước sau để tiến hành kiểm tra tốc độ trang web:
Bước 1: Bạn truy cập vào website của Gtmetrix 
Bước 2: Dán đường link trang web của bạn vào ô kiểm tra rồi sau đó nhấn “Analyze” là công cụ sẽ tiến hành phân tích.
Bước 3: Công cụ sẽ trả về những thông tin tổng quát sau về web của bạn:
  • Page Score: Đây là tiêu chí đánh giá tối ưu code của Google theo thang điểm A, B, C, D, E. 

  • Yslow Score: Tương tự Page Score nhưng sẽ đánh giá theo tiêu chuẩn của Yahoo. 

  • Fully Loaded Time: Là thời gian tải web.

  • Total page size: Là dung lượng page bạn cần tải.

  • Request: Là số yêu cầu khi bạn tải web.

Gtmetrix được đánh giá là công cụ khá mạnh vì nó hiển thị mọi thứ rất chi tiết. Các thông số liên quan tới web cũng sẽ được đánh giá điểm số riêng.
kiem-tra-toc-do-website
 

3. Công cụ Web page Test

Công cụ này cho phép người dùng kiểm tra tốc độ website ở bất kỳ đâu trên mọi trình duyệt. Web page Test cung cấp kết quả dưới dạng bảng tóm tắt dễ tra cứu. Đồng thời người dùng có thể xem báo cáo chi tiết ngay sau đó. Để tiến hành kiểm tra tốc độ web bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào website của Web page Test
Bước 2: Nhập địa chỉ web của bạn vào ô “Enter a Website URL”. Ở mục “Test location” bạn ấn chọn “Select from Map” để chọn vị trí cần kiểm tra tốc độ kết nối. Sau đó là ấn “Start Test” để bắt đầu kiêm tra.
Bước 3: Sau khi công cụ hoàn thành kiểm tra sẽ cho các thông số như CPU, thời gian load, hiệu suất, hình ảnh website, biểu đồ băng thông, các request. Nếu bạn muốn xem báo cáo chi tiết thì nhấn vào “Details”.
 
kiem-tra-toc-do-website
 

4. Dotcom - monitor

Công cụ này cho phép bạn kiểm tra tốc độ web trong các trình duyệt thực ở 24 địa điểm trên toàn cầu. Các bước thực hiện kiểm tra như sau:
Bước 1: Truy cập vào website Dotcom tools.
Bước 2: Nhập địa chỉ website bạn cần kiểm tra vào ô “Enter your host”. Ở mục “From Locations” chọn địa điểm phù hợp. Sau đó nhấn “Run Test”.
Bước 3: Sau khi hoàn tất kiểm tra công cụ sẽ trả về các thông tin như:
  • Các hình ảnh về tốc độ web của bạn theo vị trí một cách tóm tắt.

  • 10% những yếu tố nhanh nhất hoặc chậm nhất. 

  • Biểu đồ dạng thác nước toàn diện

Ngoài ra, báo cáo còn các thông tin khác liên quan tới tốc độ trang web của bạn.
kiem-tra-toc-do-website
 

5. Công cụ Pingdom

Pingdom là công cụ được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Không những chỉ ra yếu tố ảnh hưởng mà Pingdom còn đưa ra giải pháp cải thiện tốc độ website của bạn. Mỗi phần đều được công cụ này chấm điểm khá chính xác. Cách dùng công cụ kiểm tra tốc độ website này như sau:
Bước 1: Bạn truy cập vào website của Pingdom 
Bước 2: Bạn nhập URL website của bạn vào ô kiểm tra. Phần “Test From” sẽ cho bạn kiểm tra miễn phí ở 4 địa điểm gồm Dallas, San Jose (Mỹ), Melbourne (Úc), Stockholm (Thụy Điển). Sau đó bạn ấn vào “Start test” để công cụ bắt đầu tiến hành kiểm tra.
Bước 3: Sau khi tiến hành rà soát xong, công cụ sẽ hiển thị những thông số sau:
  • Performance grade là điểm số thân thiện với Google. Thang điểm là 100 điểm được chấm theo A, B, C, D, E.

  • Load time là thời gian tải của web.

  • Page size là dung lượng của trang web.

  • Requests là số yêu cầu tải của web.

Phía dưới sẽ hiển thị các thông tin chi tiết về hiệu suất của trang web. Khi bạn nhấn vào mũi tên nó sẽ hiển thị phần thông tin cần cải thiện và hướng dẫn cách chỉnh sửa.
kiem-tra-toc-do-website
 

Các công cụ kiểm tra tốc độ website sẽ giúp bạn biết cách cải thiện trải nghiệm của người dùng và tối ưu SEO. Qua đó giúp trang web của bạn thăng hạng trên các công cụ tìm kiếm.

Trên đây là 5 công cụ SEO miễn phí giúp kiểm tra tốc độ tải trang, để tìm hiểu thêm những công cụ hữu ích giúp cho website chuẩn SEO và được Google đánh giá cao hơn, hãy cùng Ori tìm hiểu Top 30+ công cụ SEO miễn phí nhé!

Vì vậy bạn hãy chọn công cụ kiểm tra thật phù hợp cho web của mình nhé. Mong rằng những thông tin mà ORI mang lại sẽ hữu ích cho bạn. Và nếu có thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và tìm ra giải pháp.

 
seo-tong-the

  • Tags
Thực hiện Bởi: ORI MARKETING AGENCY

Tác giả

Về đầu trang
0962085490