Pageviews là chỉ số cần thiết để quản trị viên có thể đo lường và đánh giá mức độ phát triển của website. Lượt xem trang sẽ phản ánh được tương đối nhiều giá trị khác của một trang web. Số lượng lượt xem cao cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của chủ trang web và thứ hạng của website. Do đó, người quản lý những trang web đều cố gắng tìm cách cải thiện chỉ số này.
I. Pageviews là gì?
Pageviews là gì? Pageviews là thuật ngữ được dùng để mô tả số lượt xem hay lượt yêu cầu tải một trang trong website trên Internet, được theo dõi bằng mã theo dõi của Analytics. Pageviews dịch ra có nghĩa là lượt xem trang. Giải thích đơn giản, số lần xem trang trong Google Analytics là số lần người dùng tải trang nào đó lên.
Số lượng pageviews của một người tạo ra có thể lên đến hàng nghìn vì Google không giới hạn lượt xem trang của mỗi khách truy cập. Điểm đặc biệt là pageviews không có giới hạn về thời gian lưu lại trang web hay tương tác. Do vậy, nếu muốn tăng lượt xem trang, người dùng chỉ cần bấm tải lại trang web đó liên tục.
Để thuận tiện trong việc đánh giá, các quản trị viên sẽ kết hợp xem xét pageview và unique pageviews. Trong đó, unique pageviews là một chỉ số tương tự với pageviews. Ý nghĩa của nó là cho biết tập hợp số lượt xem trang web trong một phiên truy cập.
Ví dụ, một người truy cập vào trang web A và tải nó 5 lần. Khi đó, chỉ số pageviews là 5 và unique pageviews là 1. Số lượt unique pageviews được đặt lại 30 phút/ lần và ngay khi qua nửa đêm sẽ tính thành 1 lần. Do đó, nếu người dùng tải 5 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút thì chỉ số unique pageviews là 5.
II. Phân loại pageviews
Hiện nay, để tạo sự thuận tiện trong việc thống kê và đo lường, nhiều người đã phân lượt xem trang thành hai loại gồm pageviews của trang và của toàn website
1. Pageviews của trang
Mỗi một lần người dùng truy cập vào một trang bất kỳ thì trang đó sẽ được cộng vào 1 lượt pageviews. Lượt xem của một trang sẽ phản ánh được mức độ tiếp cận của bài viết, chất lượng nội dung và khả năng SEO web của quản trị viên.
2. Pageviews của website
Pageviews của toàn website là tổng cộng số lượng lượt xem của tất cả các trang trong web đó, bao gồm cả trang chủ. Chỉ số này sẽ phản ánh tương đối mức độ phát triển của một website. Nếu website có tổng số lượt xem trang thấp đồng nghĩa với việc quản trị viên đã không tối ưu hóa nội dung và kỹ thuật dẫn đến việc kiềm hãm sự phát triển của web.
III. Cách xem chỉ số Pageviews trong Google Analytics
Thông thường, quản trị viên chỉ có thể xem số lần xem trang trong Google Analytics. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách hiển thị chỉ số này.
Bước 1: Quản trị viên cần đăng nhập vào tài khoản Google Analytics của mình để xem số lần xem trang trong Google Analytics.
Bước 2: Sau khi đăng nhập, người dùng chọn mục “Hành vi”. Tiếp theo, vào tùy chọn “Tổng quan” để xem analytics page views.
Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị các biểu đồ của các chỉ số, trong đó có analytics page views.
IV. Cách tăng chỉ số pageviews nhanh chóng
Pageviews đóng vai trò quan trọng đối với quản trị viên website và doanh nghiệp. Để cải thiện lượt xem trang cho website, quản trị viên có thể tham khảo các phương pháp dưới đây:
1. Nghiên cứu từ khóa để tăng pageviews
Những từ khóa có tính cạnh tranh càng cao thì xác suất có lượt xem trang cao sẽ càng lớn. Để tăng pageviews bằng từ khóa, quản trị viên có rất nhiều phương pháp. Sử dụng các từ khóa có tính cạnh tranh cao sẽ mang về nhiều lượt xem cho trang web.
Tuy nhiên, cách này có nhiều rủi ro nếu quản trị viên không có khả năng tối ưu hóa tốt cho bài viết và trang web hoặc viết bài chưa chuẩn SEO. Đó là vì những từ khóa này có rất nhiều người đã khai thác. Đặc biệt, chướng ngại lớn nhất là những website vốn được Google đánh giá cao do họ có nhiều bài viết chất lượng. Các bài viết của web này thường sẽ bền vững ở top đầu SERPs.
Một lựa chọn khác là sử dụng các từ khóa dài. Phương pháp này khá hữu ích đối với những website mới thành lập và muốn thu hút nhiều khách truy cập. Việc khai thác từ khóa dài có tính cạnh tranh thấp vì lượt tìm kiếm trung bình của những từ này không cao. Do vậy, cách tăng lượt xem này cần quản trị viên kiên trì và nhẫn nại trong thời gian dài.
2. Tập trung sử dụng Evergreen Content
Để có nhiều lượt xem trang, người dùng nên tập trung vào các dạng nội dung nằm trong nhóm Evergreen Content. Các dạng bài được xem là nội dung “thường xanh” gồm:
- Lời khuyên
- Hướng dẫn “Cách thực hiện”
- Bách khoa toàn thư
- Review sản phẩm
- Video minh họa
Đặc điểm chung của các bài này là nội dung có thể được sử dụng lâu dài. thông tin trong bài thường “xanh” và mang tính khái quát, không thuộc dạng tin tức thời sự. Do đó, nó vẫn sẽ đúng trong tương lai gần, khoảng vài năm. Những bài viết khi tồn tại lâu trên Google thì sẽ càng có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều người dùng hơn. Điều này giúp cải thiện lượt xem trang hiệu quả hơn.
3. Cải thiện chất lượng bài viết
Cải thiện chất lượng bài viết là một cách tối ưu SEO Onpage hiệu quả. Muốn thu hút nhiều người xem thì nội dung bài viết cần hữu ích. Thông thường, người dùng sử dụng Google với mục đích tra cứu về một vấn đề nào đó. Họ mong muốn nhận được nhiều thông tin về vấn đề đó. Vì vậy, những bài viết có nội dung cung cấp nhiều thông tin hữu ích và một tiêu đề thu hút sẽ nhận được nhiều lượt xem trang hơn.
Không chỉ vậy, người dùng nên tập trung vào sử dụng văn phong chuyên nghiệp. Bằng việc dùng ngôn từ dễ hiểu, khách truy cập sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn nên họ sẽ đánh giá website cao hơn. Từ đó, với những vấn đề chuyên ngành thuộc lĩnh vực của website, người dùng sẽ có xu hướng tìm đến web đó đầu tiên.
4. Marketing ở các nền tảng mạng xã hội
Quản trị viên có thể thực hiện đăng bài ở các nền tảng mạng xã hội và trỏ link về website. Đây được xem là một dạng quảng cáo thủ công tiết kiệm được nhiều chi phí.
Với những người có các tài khoản mạng xã hội có nhiều lượt theo dõi thì phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả đáng kể. Họ chỉ cần đăng bài trên trang chủ hoặc lên các hội nhóm và gắn link website là có thể thu hút được nhiều khách truy cập hơn. Không chỉ vậy, việc gắn backlinks này còn có thể cải thiện hiệu suất SEO cho website gốc.
5. Tăng pageviews bằng cách chạy quảng cáo
Thông thường, khi chạy quảng cáo, bài đăng sẽ được lên vị trí đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Việc này giúp tăng khả năng thu hút lượt xem của trang rõ rệt. Thông thường, việc chạy quảng cáo mang lại hiệu quả rõ rệt nhất cho những trang thương mại điện tử. Còn đối với các bài đăng về bách khoa toàn thư, lời khuyên,… thì chi tiền cho quảng cáo không mang lại nhiều lượt xem.
6. Cải thiện pageviews website dựa trên phản hồi
Dựa vào các phản hồi của người dùng, quản trị viên cần xem xét và thay đổi để phù hợp với nhu cầu và cải thiện trải nghiệm người xem. Những phản hồi này là những tài nguyên quý giá đối với quản trị viên. Đó là vì khách truy rất hiếm khi để lại phản hồi hay đánh giá đối cho website.
Phản hồi sẽ là sự đánh giá hữu ích để quản trị viên có thể biết được chất lượng website trong mắt người dùng. Không chỉ vậy, bình luận còn phản ánh được mức độ trung thành của khách. Do đó, chủ website cần xem xét những phản hồi trên để chỉnh sửa theo yêu cầu cho phù hợp. Việc này sẽ giúp khắc phục được nhiều nhược điểm mà chỉ khi đứng ở vị thế của khách truy cập mới có thể nhận ra.
Thông qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu về pageviews là gì và cách cải thiện chỉ số này. Lượt xem trang là một trong những yếu tố hỗ trợ quản trị viên đánh giá và đo lường mức độ hoạt động của website. Nhờ đó, họ sẽ đề ra được những phương án để cải thiện web hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc nào về vấn đề này hoặc cần hỗ trợ dịch vụ marketing thì hãy liên hệ ORI để được hỗ trợ tốt nhất.
V. Tầm quan trọng của pageviews
Pageviews là một chỉ số quan trọng để đo lường mức độ phát triển của website trong chiến dịch SEO. Không chỉ vậy, tầm quan trọng của nó còn được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
1. Pageviews thể hiện độ nhận diện thương hiệu
Số lượng pageviews phản ánh được độ nhân diện của thương hiệu. Website có pageviews cao sẽ được nhiều người biết đến hơn. Nhờ đó, độ phủ của web sẽ được cải thiện đáng kể. Khi người dùng nhấp chuột vào nhiều bài viết của website, họ sẽ dần nhận diện được thương hiệu của web đó. Nếu người dùng cần tìm kiếm một thông tin nào đó nằm trong lĩnh vực của website, họ sẽ ưu tiên tìm đến đó.
2. Pageviews ảnh hưởng đến thu nhập của quản trị viên
Đối với những quản trị viên kiếm tiền từ các quảng cáo đặt tại website thì pageviews sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Hiện nay, Internet có không ít các trang web kiếm tiền thông qua quảng cáo hoặc tiếp thị chuyển đổi.
Mỗi một lượt xem trang đều sẽ mang lại một mức thu nhập nhất định cho quản trị viên. Bên cạnh đó, việc có nhiều người truy cập cũng sẽ nâng xác suất nhấp vào các quảng cáo vì vậy số tiền chủ web nhận được sẽ tăng lên.
Đối với những sàn thương mại điện tử, số lượng pageviews thường tỷ lệ thuận với số đơn hàng. Càng có nhiều lượt xem web thì càng chứng tỏ các sản phẩm của website có sự thu hút nhất định đối với người dùng hoặc do quản trị viên thực hiện marketing tốt.
Việc bán hàng online tương tự với bán hàng trực tiếp, càng có nhiều người đến xem thì xác suất bán được hàng càng cao. Do đó, đối với những trang thương mại điện tử thì pageviews là yếu tố vô cùng quan trọng.
3. Pageviews thúc đẩy website phát triển
Sở hữu số lượng lượt xem lớn sẽ khiến Google đánh giá cao website đó. Để có thể thu hút được nhiều lượt xem, website phải được thực hiện SEO tốt, có nội dung chất lượng hoặc chạy quảng cáo mạnh. Thông thường, các website có lượng truy cập cao đều thuộc hai trường hợp đầu.
Pageviews cũng nằm trong các yếu tố đánh giá thứ hạng cho bài đăng. Những trang có rank cao đều thể hiện được sự chỉn chu về cả nội dung và hình thức. Ngoài ra, pageviews cao còn tạo động lực để quản trị viên sản xuất ra nhiều nội dung chất lượng hơn. Từ đó, tạo thành một vòng lặp khiến những web có lượt xem cao sẽ càng đứng vững trên top đầu của SERPs.
Ngoài pageview ra thì Oganic traffic là yếu tố quan trọng thứ 2 mà các SEOer cần quan tâm khi đo lường mỗi chiến lược SEO. Oganic traffic tăng cho thấy chiến dịch SEO của doanh nghiệp phần nào đã thành công. Vậy Oganic traffic là gì? Để hiểu hơn về nó hãy cùng Ori tìm hiểu về khái niệm và vai trò của nó nhé.