traffic shopee là gì

Traffic shopee là gì? Cách tăng traffic cho gian hàng Shopee

Traffic Shopee là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bán hàng và doanh thu của shop. Việc có lượng truy cập lớn giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu, cải thiện thứ hạng trên Shopee và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ traffic Shopee là gì và làm thế nào để tăng traffic một cách hiệu quả. Cùng Ori Agency khám phá chi tiết các loại traffic Shopee cũng như những cách tối ưu để gia tăng lượt truy cập cho gian hàng của bạn trong bài viết này nhé!

I. Traffic shopee là gì? 

Traffic Shopee là gì? Traffic Shopee là lượng người dùng ghé thăm gian hàng của bạn. Lượng truy cập này càng cao, chứng tỏ lượng người dùng truy cập vào gian hàng của bạn ngày càng nhiều. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự quan tâm của người dùng đối với sản phẩm và gian hàng của bạn.

Traffic Shopee được chia thành hai loại: Traffic nội sàn và traffic ngoại sàn. Traffic nội sàn là những lượt truy cập từ người dùng trên sàn, trong khi traffic ngọai sàn đến từ các kênh bên ngoài như: Website, mạng xã hội, v.vv..

traffic shopee là gì 1

II. Tại sao cần tăng traffic cho shop trên Shopee?

Khi gian hàng của bạn có lượng truy cập cao và ổn định, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Tăng khả năng bán hàng và tối ưu doanh thu nhờ lượng khách hàng tiếp cận nhiều hơn.
  • Tăng nhận diện thương hiệu khi Shop xuất hiện nhiều hơn trước mắt khách hàng tiềm năng.
  • Được hệ thống AI của Shopee đánh giá và ưu tiên là Shop uy tín, giúp Shop tăng cơ hội thu hút khách hàng.
  • Cải thiện thứ hạng (rank) trong công cụ tìm kiếm của Shopee, giúp Shop dễ dàng được tìm thấy.
  • Tăng khả năng xuất hiện trong mục đề xuất liên quan, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng.
  • Tối ưu hiệu quả các chiến dịch quảng cáo Shopee Ads, giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

traffic shopee là gì 2

III. Một số loại traffic Shopee cơ bản

Hãy cùng khám phá các loại traffic cơ bản trên Shopee. Điều này sẽ giúp bạn xác định được nguồn truy cập nào đang hoạt động hiệu quả và nguồn nào cần được tối ưu hơn nữa. Cụ thể, các loại traffic shopee bao gồm:

1. Traffic Shopee từ kết quả tìm kiếm tự nhiên

Traffic này đến từ người dùng truy cập vào shop của bạn thông qua bảng xếp hạng tìm kiếm hoặc gợi ý từ công cụ tìm kiếm của sàn. Để tăng lượng traffic này, bạn cần tập trung vào việc tối ưu từ khóa sản phẩm, cải thiện SEO cho shop và tận dụng traffic từ các nguồn khác.

Theo cơ chế Snowball (lăn cầu tuyết –  tận dụng một lợi thế nhỏ ban đầu để biến thành một lợi thế lớn về lâu dài), như việc traffic từ các nguồn khác nhau kéo vào shop luôn cao và liên tục kết hợp với tối ưu hóa shop hiệu quả, traffic từ các nguồn sẽ góp phần tăng sự hiện diện của shop trong các tìm kiếm liên quan.

traffic shopee là gì 3

2. Traffic trực tiếp vào shop

Traffic trực tiếp là lượng người dùng truy cập vào gian hàng của bạn bằng cách nhập URL vào thanh địa chỉ trình duyệt hoặc nhấp vào đánh dấu trang đã lưu, mà không thông qua bất kỳ kênh trung gian nào. Nguồn traffic này thường được xem là có chất lượng cao, vì nó cho thấy sự trung thành của người mua và mức độ nhận diện thương hiệu của shop.

3. Traffic từ website khác

Traffic từ website khác là lượng người dùng truy cập vào shop của bạn thông qua các liên kết từ các trang web khác, mà không qua các công cụ tìm kiếm. Nguồn traffic này có thể đến từ website bán hàng riêng, trang giới thiệu sản phẩm, hoặc các trang affiliate chứa liên kết dẫn đến trang Shopee của bạn. Khi người dùng nhấp vào liên kết này và truy cập vào shop của bạn, đó chính là traffic từ website khác. 

4. Traffic từ mạng xã hội 

Traffic từ mạng xã hội là lượng người dùng truy cập vào shop của bạn thông qua các liên kết trên nền tảng như Facebook, Twitter, Instagram,… Lượng chuyển đổi từ nguồn traffic này phụ thuộc vào mức độ hoạt động của shop và mức độ tương tác trên các trang mạng xã hội. Nếu bạn có trang bán hàng hoặc tham gia các group mua bán trên mạng xã hội, hãy tận dụng chúng để thu hút thêm traffic. Nhờ vào số lượng người dùng lớn trên các nền tảng này, bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.

traffic shopee là gì 4

5. Traffic trả phí

Traffic từ quảng cáo Shopee là lượng khách hàng truy cập vào shop của bạn thông qua các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng này. Chạy quảng cáo là một cách hiệu quả để tạo ra traffic tiềm năng, nhưng bạn sẽ phải trả phí cho mỗi lượt click. Một nhược điểm lớn của phương pháp này là chi phí có thể tăng cao, đặc biệt nếu chiến dịch quảng cáo không được tối ưu hóa. Nếu ngân sách quảng cáo của bạn cạn kiệt, khả năng tạo ra đơn hàng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể

IV. Cách tăng traffic shopee nội sàn

Sau khi đã hiểu rõ các loại traffic cơ bản, hãy cùng tìm hiểu các cách tăng traffic nội sàn cho gian hàng Shopee của bạn. Những phương pháp này sẽ giúp bạn tối ưu hóa sự hiện diện của mình trên Shopee và thu hút nhiều khách hàng hơn.

1. Tối ưu chuẩn SEO cho gian hàng Shopee

Cách đầu tiên để tăng traffic Shopee nội sàn chính là tối ưu SEO cho gian hàng của bạn. SEO (Search Engine Optimization) là việc tối ưu hóa nội dung để tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Shopee. Bạn cần chú ý đến các yếu tố như tên shop (ngắn gọn, chứa từ khóa), mô tả shop (đầy đủ thông tin, hấp dẫn), mô tả sản phẩm (chi tiết, rõ ràng), hình ảnh và video sản phẩm (chất lượng cao, hấp dẫn).

2. Tăng traffic tự nhiên 

Bạn có thể tăng traffic tự nhiên bằng cách kết hợp các yếu tố như sản phẩm phễu, lượng follow, quảng cáo, và sản phẩm top bán chạy. Sử dụng sản phẩm phễu với giá rẻ để thu hút người dùng thêm vào giỏ hàng. Khi họ truy cập vào shop, hãy cung cấp ưu đãi như freeship hoặc giảm giá khi mua thêm sản phẩm khác thông qua popup theo dõi shop, giúp bạn gia tăng lượng follow và đơn hàng.

Ngoài ra, khi người mua nhấn vào sản phẩm phễu, bạn có thể hiển thị thêm 4-8 sản phẩm bán chạy cùng với ưu đãi hấp dẫn để kích thích họ xem và mua thêm sản phẩm.

traffic shopee là gì 5

3. Tham gia các chương trình ưu đãi của Shopee

Shopee cung cấp nhiều chương trình giảm giá như Flash Sale, Siêu Sale, và các đợt khuyến mãi theo mùa. Bạn nên cân nhắc tham gia những chương trình phù hợp để thu hút và tăng traffic cho shop của mình. Tuy nhiên, hãy lựa chọn các chương trình giảm giá dựa trên nhu cầu của khách hàng và loại sản phẩm của bạn để đảm bảo hiệu quả. Để tận dụng tối đa, bạn nên kết hợp với các chiến lược khác như chăm sóc khách hàng và khuyến mãi đặc biệt cho người mua để giữ chân họ sau khi chương trình kết thúc.

>> Đọc ngay: 8 cách tăng Follow Shopee an toàn và hiệu quả nhất hiện nay

4. Seeding đơn hàng, đánh giá trên Shopee

Lượt mua và đánh giá của khách hàng trên Shopee rất quan trọng, vì người dùng thường dựa vào chúng để đưa ra quyết định mua sắm. Những shop có nhiều lượt mua và đánh giá tích cực sẽ thu hút người dùng tốt hơn. Thuật toán của Shopee cũng ưu tiên các đánh giá có nội dung chi tiết, bao gồm ảnh và thông tin hữu ích cho người mua. Vì vậy, bạn nên khuyến khích khách hàng viết đánh giá chi tiết sau khi mua hàng bằng cách cung cấp dịch vụ chất lượng và ưu đãi nhỏ như mã giảm giá hoặc quà tặng cho những khách hàng để lại đánh giá.

5. Đẩy mạnh Shopee Live và Shopee Feed 

Sử dụng Shopee Live và Shopee Feed là những cách hiệu quả để tăng traffic cho shop của bạn. Trên Shopee Feed, bạn có thể đăng tải hình ảnh và video kèm theo liên kết dẫn đến sản phẩm, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và mua sắm. Với Shopee Live, bạn có thể trực tiếp giới thiệu sản phẩm, trả lời câu hỏi từ người xem, và khuyến khích họ mua hàng ngay trong phiên live mà không cần rời khỏi ứng dụng. Để tối ưu hiệu quả, hãy thường xuyên tương tác với người xem, tạo nội dung hấp dẫn và khuyến mãi đặc biệt trong lúc live để thu hút người mua.

traffic shopee là gì 6

6. Đặt link sản phẩm trong các câu trả lời mẫu ở Webchat Shopee

Webchat Shopee cung cấp tính năng tạo câu trả lời mẫu, cho phép bạn tùy chỉnh nội dung để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể tận dụng tính năng này để gắn link sản phẩm trong các câu trả lời, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và click vào, từ đó tăng traffic cho shop. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng các câu trả lời không quá máy móc và mang tính cá nhân hóa, giúp khách hàng cảm thấy được tư vấn chu đáo. Webchat không chỉ giúp tăng traffic mà còn là công cụ quan trọng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

7. Tối ưu quảng cáo nội sàn

Với hình thức quảng cáo trả phí, bạn có thể tăng traffic cho shop của mình thông qua các công cụ quảng cáo tìm kiếm trên Shopee. Shopee cung cấp ba hình thức quảng cáo chính: đấu thầu từ khóa (giúp sản phẩm của bạn xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ khóa cụ thể), Shop Ads (quảng cáo cho toàn bộ shop), và Khám phá (giúp sản phẩm tiếp cận người dùng mới dựa trên sở thích). Mỗi hình thức có ưu điểm riêng, và bạn nên cân nhắc lựa chọn phù hợp với mục tiêu và ngân sách của mình. Để đạt hiệu quả tối ưu, hãy theo dõi sát sao kết quả quảng cáo và điều chỉnh chiến lược theo phản hồi từ người dùng.

V. Cách tăng traffic shopee ngoại sàn

Để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, bạn cũng cần chú ý đến cách tăng traffic ngoại sàn. Việc tận dụng các nền tảng bên ngoài Shopee sẽ giúp bạn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Các cách tăng traffic shopee ngoạn sàn bao gồm:

1. Gắn link Shopee trên các nền tảng mạng xã hội khác 

Cách đơn giản nhất để tăng traffic Shopee ngoại sàn là chia sẻ link gian hàng lên các kênh truyền thông khác như website, Facebook, Youtube, Zalo, Email, TikTok và diễn đàn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy điều chỉnh nội dung chia sẻ phù hợp với từng kênh. Ví dụ, trên Facebook, bạn có thể tạo bài viết hấp dẫn kèm hình ảnh hoặc video về sản phẩm. Trên YouTube, hãy gắn link vào mô tả video hoặc sử dụng phần bình luận ghim để thu hút người dùng. Quan trọng nhất là cung cấp nội dung giá trị, thông tin hữu ích và các chương trình ưu đãi đặc biệt để người dùng hứng thú nhấn vào link và truy cập gian hàng của bạn.

traffic shopee là gì 7

2. Cài tính năng tiếp thị liên kết AMS trên kênh người bán

Shopee có tính năng Tiếp thị liên kết AMS trên Kênh Người Bán, cho phép nhà bán hàng hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng trên các kênh mạng xã hội cũng như các đối tác của Shopee để tăng lượng khách hàng và đơn hàng. Tính năng này hoạt động bằng cách cho phép nhà bán hàng lựa chọn các influencer phù hợp với sản phẩm của mình để quảng bá, từ đó tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả hơn. Bằng cách này, nhà bán hàng có thể gia tăng doanh thu với chi phí hợp lý, dựa trên hiệu suất bán hàng từ các chiến dịch tiếp thị liên kết.

3. Quảng cáo ngoại sàn

Để tiếp cận nhiều khách hàng ngoại sàn hơn, chủ shop có thể sử dụng quảng cáo Facebook với Shopee (CPAS), quảng cáo Google với Shopee (GAS), hoặc quảng cáo qua tiếp thị liên kết. Quảng cáo CPAS cho phép bạn nhắm mục tiêu chính xác những khách hàng có khả năng mua sắm cao trên Facebook, dựa trên dữ liệu từ Shopee. Trong khi đó, quảng cáo GAS giúp bạn xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm Google khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm liên quan. Ngoài ra, tiếp thị liên kết thông qua các đối tác của Shopee cho phép bạn thu hút khách hàng từ nhiều nền tảng khác nhau, chỉ trả phí khi có đơn hàng thành công. Lựa chọn phương pháp quảng cáo phù hợp sẽ giúp tối ưu ngân sách và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.

Hiểu rõ traffic Shopee là gì và biết cách tăng traffic shopee chính là chìa khóa giúp gian hàng của bạn phát triển bền vững. Vì thế, Ori Agency hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng không chỉ giúp tăng khả năng cạnh tranh mà còn tối ưu hóa doanh thu của bạn.