B2C là gì? Sự phát triển của mô hình B2C trong thương mại điện tử

Ngày đăng: 09/11/2021
Tác giả: Dương Thị Hồng Nhung
B2C là gì? Sự phát triển của mô hình B2C trong thương mại điện tử
B2C là một trong những mô hình bán hàng phổ biến nhất hiện nay. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong và sau những ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, sự tăng trưởng trong bán hàng trực tuyến giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (hay còn gọi là mô hình B2C) đã tạo ra những thách thức đáng kể cho các doanh nghiệp và dịch vụ “truyền thống”. Do đó, nhiều doanh nghiệp đang thiết lập sự hiện diện trực tuyến của riêng họ để duy trì tính cạnh tranh. Hãy cùng Ori Agency tìm hiểu B2C là gì và sự phát triển của mô hình thương mại điện tử B2C.

I. B2C là gì?

B2C là gì? B2C (Business to Consumer) là việc giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. Mô hình này được sử dụng riêng trong lĩnh vực thương mại điện tử E - Commerce.

Khi Internet ngày càng phát triển, các doanh nghiệp B2B (Business-to-Business) đã dần nhường chỗ cho các hệ thống B2C đơn giản hơn, qua đó khách hàng có thể mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất, hiểu đơn giản đây là mô hình kinh doanh bán lẻ.

Ví dụ quen thuộc về các công ty B2C bao gồm Facebook, Google, tạp hóa, siêu thị,...và các công ty/nhà sản xuất nơi khách hàng cá nhân là người dùng cuối của một sản phẩm hoặc dịch vụ.

b2c-la-gi

 

II. Đặc điểm của mô hình kinh doanh B2C

Sau khi hiểu rõ về B2C là gì, chúng ta cần biết đến đặc điểm của mô hình kinh doanh B2C.

  • Đối tượng khách hàng chính là người tiêu dùng cuối: Trong mô hình kinh doanh B2C (Business to Consumer), doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người mua hàng cá nhân. Khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ trong mô hình này để sử dụng cho mục đích cá nhân, không phải để bán lại. Do đó, trong mô hình B2C, người tiêu dùng cuối cùng là đối tượng khách hàng chính.
  • Đa dạng nhà cung cấp: Trong mô hình B2C, khách hàng có thể lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, mang lại sự lựa chọn đa dạng về sản phẩm, giá cả, mẫu mã,...đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Dễ bị thay thế: Do số lượng nhà cung cấp trên thị trường B2C rất đa dạng, vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, uy tín trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đổi mới liên tục các chiến dịch marketing và ra mắt những sản phẩm/dịch vụ mới, độc đáo để tránh bị thay thế bởi đối thủ. 
  • Thời gian bán hàng ngắn hạn: Mô hình kinh doanh B2C thường tập trung vào việc bán hàng trong thời gian ngắn hạn giúp các giao dịch mua bán được thực hiện nhanh chóng và đáp ứng ngay lập tức nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mô hình B2C không có khía cạnh dài hạn. Các doanh nghiệp B2C cũng cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ và tạo niềm tin, sự trung thành từ phía khách hàng.
  • Cạnh tranh cao: Hiện nay, thị trường tiêu dùng của mô hình B2C rất đa dạng và mang tính cạnh tranh, đặc biệt với sự phát triển của internet, các kênh mạng xã hội như Tiktok, Facebook,... Khi đó, khách hàng có thể lướt web, xem sản phẩm/dịch vụ và đặt hàng trực tiếp nhanh chóng qua điện thoại thông minh. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực cần phải thực hiện chiến lược Marketing hiệu quả để tiếp cận thị trường, phát triển sản phẩm/dịch vụ, duy trì giá cả cạnh tranh và tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng.
  • Thường xuyên cập nhật sản phẩm/dịch vụ: Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, vì vậy các doanh nghiệp B2C cần phải cập nhật thường xuyên sản phẩm/dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giữ lợi thế cạnh tranh. Cụ thể như: Cửa hàng bán quần áo nữ cần cập nhật liên tục các mẫu mã mới để đáp ứng xu hướng thị trường, phù hợp với thời tiết theo mùa và thu hút khách hàng.
b2c-la-gi

III. Ưu điểm của mô hình kinh doanh B2C

Mô hình kinh doanh B2C mang lại rất nhiều lợi ích đối với các doanh nghiệp. Dưới đây là chi tiết về 5 lợi ích của mô hình kinh doanh B2C:
  • Phạm vi tiếp cận khách hàng rộng: Với mô hình B2C, doanh nghiệp có thể tiếp cận với số lượng khách hàng lớn, trong đó có cả khách hàng mới và khách hàng cũ, thông qua các kênh mạng xã hội, website, quảng cáo,... Từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và tăng trưởng kinh doanh.
  • Tương tác hiệu quả với khách hàng: B2C cho phép doanh nghiệp gia tăng sự tương tác với khách hàng qua các kênh kênh bán hàng, nền tảng mạng xã hội. Đồng thời dựa vào nhân khẩu học của khách hàng, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa các chiến dịch quảng cáo phù hợp với nhu cầu của khách hàng. 
  • Tăng tính linh hoạt trong bán hàng: Doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp tới khách hàng thông qua đa dạng kênh khác nhau: cửa hàng truyền thống, đại lý bán lẻ, ứng dụng di động, trang web hoặc các kênh mạng xã hội. Điều này, mô hình B2C giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc bán hàng và đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng tốt hơn. 
  • Chu kỳ bán hàng ngắn: Mô hình B2C có chu kỳ bán hàng ngắn, điều này giúp khách hàng không phải đắn đo quá lâu để đưa ra quyết định mua hàng. Hơn nữa, khách hàng không bị hạn chế bởi thời gian hay địa điểm mua sắm, từ đó doanh nghiệp có thể tung ra dịch vụ đặt hàng giao nhanh thông qua mô hình B2C. 
  • Tăng tính cạnh tranh trên thị trường: Doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường khi hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù hợp cho họ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh bán hàng trực tuyến để tiếp cận khách hàng, điều này giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo và tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
b2c-la-gi

IV. 5 mô hình kinh doanh B2C đứng đầu xu hướng 2024

Có 5 mô hình riêng biệt mà các công ty B2C sử dụng để phân phối sản phẩm của họ trong không gian kỹ thuật số.

1. Bán hàng trực tiếp

Đây là mô hình phổ biến nhất với những hoạt động trao đổi, giao dịch trực tiếp giữa người bán và người tiêu dùng. Hiện nay, mô hình bán hàng trực tiếp còn được hiểu là việc bán hàng từ các nhà bán lẻ. Trong đó, nhà cung cấp có thể là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc các của hàng trực tuyến, cửa hàng tạp hóa.

b2c-la-gi

2. Trung gian trực tuyến 

Trung gian trực tuyến là mô hình mà người bán và người mua kết nối với nhau thông qua nhà phân phối. Các doanh nghiệp này không sở hữu trực tiếp các sản phẩm, mà họ tạo môi trường trực tuyến để người mua và doanh nghiệp giao dịch, trao đổi với nhau và thu lợi nhuận bằng cách cắt giảm giao dịch. 

Mô hình thương mại điện tử B2C như Shopee, Lazada,... là những ví dụ về các trung gian trực tuyến.

b2c-la-gi

3. B2C thông qua quảng cáo

Trong mô hình B2C thông qua quảng cáo, doanh nghiệp cần có trang web chất lượng với nội dung thu hút, có giá trị và đặc biệt phải có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. 

Dựa vào tiêu chí như lượng truy cập trên web, nội dung đã xem và nhân khẩu học, doanh nghiệp có thể lên chiến lược quảng cáo mang lại hiệu quả cao.

Sử dụng quảng cáo trên các trang mạng xã hội vẫn luôn là cách làm hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình. Theo thống kê, trung bình người dùng dành tới 33% thời gian Internet của họ để hoạt động tại đây.

4. B2C dựa trên cộng đồng 

Trong mô hình này, các doanh nghiệp sẽ tập trung xây dựng các cộng đồng trực tuyến (hội nhóm) qua các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook hoặc các nền tảng khác. 

Doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình đến với các thành viên thông qua cộng đồng trực tuyến. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng với khách hàng mục tiêu và triển khai chiến dịch quảng bá hiệu quả hơn.

b2c-la-gi

5. B2C dựa trên phí 

Mô hình B2C dựa trên phí là hình thức triển khai sản phẩm/dịch vụ qua phần mềm, ứng dụng trả phí như: Netflix, Spotify, Youtube Premium,... Một số dịch vụ vẫn có nội dung miễn phí, tuy nhiên để trải nghiệm tất cả tính năng của sản phẩm/dịch vụ, người dùng cần phải thanh toán một khoản chi phí nhất định.


V. Phân biệt mô hình kinh doanh B2C và B2B

 

Đặc điểm phân biệt

B2C

B2B


Định nghĩa

Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng

Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Đối tượng khách hàng

Người tiêu dùng cuối cùng

Tổ chức, doanh nghiệp

Số lượng hàng hoá

Nhỏ lẻ

Lớn, có giá trị cao



Mối quan hệ

Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng

Nhà cung cấp - Nhà sản xuất

Nhà sản xuất - Nhà bán buôn

Nhà bán buôn - Nhà bán lẻ


Chu kỳ bán hàng

Diễn ra trong thời gian ngắn

Diễn ra trong thời gian dài, có thể là vài tháng đến vài năm


Quá trình ra quyết định mua

Khi cảm thấy sản phẩm/dịch vụ phù hợp, khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng 

Khách hàng quyết định dựa trên kế hoạch, nhu cầu của doanh nghiệp

Người ra quyết định mua

Khách hàng cá nhân

Nhiều bộ phận/ phòng ban trong doanh nghiệp


Quy trình giao dịch

Thanh toán và nhận hàng

Quy trình phức tạp, cần cân nhắc qua nhiều bước

Sản phẩm/ dịch vụ

Đa dạng

Cần có chuyên môn

 

Để biết thêm về sự khác biệt giữa mô hình B2C và B2B hãy cùng Ori Agency tìm hiểu về B2B là gì để xác định mô hình kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhé!

VI. Sự phát triển của B2C: Mô hình thương mại điện tử B2C

Sự phát triển vượt bậc của Internet đã tạo ra một mô hình kinh doanh B2C hoàn toàn mới dưới hình thức thương mại điện tử, hoặc bán hàng hóa, dịch vụ qua Internet. Thương mại điện tử B2C là việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ qua internet giữa các cửa hàng trực tuyến và khách hàng cá nhân. Sự ưa thích của người tiêu dùng đối với sự thuận tiện của mua sắm trực tuyến đã khiến thương mại điện tử trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế.
 
Xem cách chúng tôi giúp doanh nghiệp bạn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi ngay TẠI ĐÂY!
B2C-la-gi

Mô hình thương mại điện tử B2C mang lại rất nhiều lợi ích, dưới đây chỉ là một số ví dụ:

  • Không cần sự hiện diện thực tế: Với mô hình thương mại điện tử B2C, không cần phải trả tiền cho các cửa hàng truyền thống, vì các giao dịch diễn ra trực tuyến.

  • Thu thập dữ liệu: Bạn có thể theo dõi thành công trực tuyến của mình và thu thập dữ liệu từ khách hàng và khách truy cập.

  • Tăng cơ hội kinh doanh: Với B2C thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tận dụng nhiều cơ hội kinh doanh hơn vì không bị ràng buộc về vị trí hoặc thời gian mở cửa.

  • Cá nhân hóa hoạt động tiếp thị: Doanh nghiệp có thể phân khúc khách hàng để cá nhân hóa các nỗ lực tiếp thị. Bằng các chiến lược Marketing với thông điệp được cá nhân hóa mạnh mẽ, doanh nghiệp có thể hiển thị những gì khách hàng muốn trong hành trình người mua (hay còn gọi là phễu chuyển đổi). Sử dụng các kỹ thuật tiếp thị cá nhân hóa trong chiến lược thương mại điện tử có thể giúp doanh nghiệp tăng ROI tiếp thị từ 5 đến 8 lần.

VII. Chiến lược Marketing hiệu quả cho mô hình B2C

Để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp B2C cần phải biết chi tiết về nhân khẩu học của đối tượng khách hàng mục tiêu (họ là ai, họ có nhu cầu gì, vấn đề khó khăn họ đang gặp phải, họ mong muốn điều gì,..). Dưới đây là một số chiến lược Marketing hiệu quả theo mô hình B2C: 

Tối ưu hóa Website: Tối ưu hóa Website là một trong những yếu tố quan trọng giúp xây dựng thương hiệu và tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Khi trang web được tối ưu hoá, nó cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn với giao diện dễ sử dụng, tốc độ tải trang nhanh, thông tin sản phẩm/dịch vụ dễ tìm thấy. Điều này giúp tăng khả năng người dùng thực hiện hành động mua hàng.

Tối ưu content SEO: Tối ưu hóa content SEO sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện việc hiển thị trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google, Safari, Cốc Cốc,... Nội dung tối ưu cần đảm bảo có chứa từ khóa và cung cấp giá trị nội dung thu hút, hữu ích. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, việc có các bài viết liên quan do doanh nghiệp cung cấp sẽ tăng khả năng tiếp cận và tạo sự uy tín trong lòng khách hàng. 

Social Media: Doanh nghiệp có thể tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua việc triển khai chiến dịch marketing qua các nền tảng như Facebook, Instagram, Tiktok, YouTube,...bằng cách sản xuất nội dung chất lượng, chạy quảng cáo.

Email marketing:  Doanh nghiệp có thể thực hiện chiến dịch email marketing bằng cách gửi email mang tính quảng cáo, thông báo về khuyến mãi, thông tin sản phẩm mới,...để tạo sự kết nối và tiếp cận khách hàng với tính cá nhân hóa tốt hơn.

Ứng dụng di động: Hiện nay, số lượng người dùng di động ngày càng tăng, vì vậy mỗi doanh nghiệp nên sở hữu  riêng cho mình một ứng dụng để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Qua ứng dụng, doanh nghiệp có thể cung cấp các ưu đãi và chương trình đặc biệt dành riêng cho khách hàng thân thiết. Điều này sẽ tạo động lực cho khách hàng trung thành quay lại và tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp.

Cá nhân hoá: Cá nhân hoá trong mô hình B2C sẽ đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách hàng, điều này giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin, sở thích và hành vi tiêu dùng của khách hàng tốt hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra chiến dịch Marketing phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu chính xác nhất.

 
Để có một kế hoạch Marketing hiệu quả cho B2C thì cần đưa ra mục tiêu Marketing. Hãy cùng Ori tìm hiểu về mục tiêu Marketing là gì để đưa ra một chiến lược Marketing hợp lý cho B2C.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 


Về Ori Agency
Chúng tôi định vị là một Performance Agency, không chỉ triển khai các dịch vụ Marketing đơn thuần, chúng tôi thực hiện một giải pháp marketing toàn diện, hiệu quả cao trên nền tảng số.
Với kinh nghiệm vận hành hơn 500+ khách hàng, nhiều ngành nghề khác nhau như: Lexus Thăng Long, FPT School of Business & Technology, Manulife Tràng An, Dai ichi Life, Trung tâm kính - Bệnh viện mắt HN 2, Nhà sách Tiến Thọ, Sữa chua trân châu Hạ Long, Quán Nhỏ... chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường kinh doanh.

 


 

Khám phá cách chúng tôi giúp
doanh nghiệp bạn phát triển

 

Đăng ký ngay

 
 
 
 
 
 

 

Qua bài viết này, Ori Agency hy vọng, bạn đã nắm rõ B2C là gì và có thể lựa chọn mô hình kinh doanh B2C phù hợp để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và góp phần vào sự phát triển thị trường kinh tế.

  • Tags
Thực hiện Bởi: ORI MARKETING AGENCY

Tác giả

B2C là gì? Sự phát triển của mô hình B2C trong thương mại điện tử
Dương Thị Hồng Nhung
Về đầu trang
0962085490