Insight là gì? Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu Insight khách hàng trong Marketing

Ngày đăng: 18/10/2021
Tác giả: Dương Thị Hồng Nhung
Insight là gì? Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu Insight khách hàng trong Marketing
Insight của khách hàng được phân chia thành các loại khác nhau, bao gồm insight về sản phẩm, dịch vụ, về nhân khẩu học, sở thích, hành vi,... và từng loại insight sẽ có ích cho các mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp. Trước khi nghiên cứu customer insight, bạn cần nắm được mục tiêu chính của việc tìm insight nhằm áp dụng những nguyên tắc, quy trình, phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Trong bài viết này, ngoài những kiến thức như insight là gì, insight khách hàng là gì?, chúng tôi cũng sẽ gợi ý một số cách để sử dụng chúng cho các thế hệ người dùng (Baby Boomer, Gen X, Millennials, Gen Z).

I - Insight là gì? Đặc trưng của Insight Khách hàng

insight-la-gi

1. Insights là gì?

Insight là gì? Insight là sự thật ngầm hiểu, là những gì quan sát và phát hiện được trong một ngữ cảnh nhất định của khách hàng, là việc phân tích và phát hiện ra các hành vi và xu hướng của khách hàng.
 
Insight khách hàng là gì? Customer Insight (Insight khách hàng) là một hay nhiều "sự thật ngầm hiểu" của người dùng có thể giúp khách hàng hiểu sâu sắc những mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần khai thác, khơi gợi sự thật đó thông qua việc phân tích, giải thích các hành vi và xu hướng của đối tượng mục tiêu. Từ đó xây dựng chiến lược có khả năng truyền tải thông điệp đến khách hàng vào đúng thời điểm, nhằm mang lại lợi nhuận tốt nhất. Nói một cách đơn giản, Customer Insight có thể được tạo ra nhờ quá trình thu thập data và phân tích dữ liệu, phát hiện giá trị.  

2. Đặc trưng của Customer Insight

  • Không phải sự thật hiển nhiên, chỉ mang tính chất gợi ý những hành động

Customer Insight không phải sự thật hiển nhiên, dễ dàng quan sát và được thừa nhận như việc mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây. Customer Insight là phải thấu hiểu, đào sâu để tìm ra.
Khi bạn xác định được insight của khách hàng, không có gì chắc chắn rằng họ sẽ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nó chỉ mang tính khơi dậy nhu cầu, mong muốn của họ với những gì bạn cung cấp, gợi ý rằng họ nên sử dụng vì chúng mang lại lợi ích cho họ. Vì vậy, Insight cần độc đáo và thú vị, đủ để khách hàng thấy hào hứng và tương tác với thương hiệu, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. 
  • Không đến từ dữ liệu, mà đến từ suy nghĩ sâu xa của người dùng 

Bạn có một danh sách data khổng lồ, nhưng không có nghĩa là chúng sẽ mang lại insight tốt. Tận dụng nguồn dữ liệu đó để khai thác, phân tích, bạn sẽ tìm thấy các giá trị hữu ích như việc hiểu hơn về hành vi người dùng, sở thích, thói quen mua hàng của họ,...
Đôi khi, khách hàng cũng sẽ có những nhu cầu, mong muốn mà chính họ cũng chưa xác định được. Nếu khai thác được nhu cầu đó từ các dữ liệu có sẵn, bạn sẽ tạo ra một insight khác biệt và thành công. 
  • Không chỉ là nhu cầu của người dùng, nhưng có thể hướng người dùng đến nhu cầu và thay đổi hành vi của họ

Insight có thể là những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Có rất nhiều sản phẩm trên thị trường ra đời trước nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng như điều hòa, xe máy,...  
Customer Insight có thể là động cơ, tác động mạnh mẽ đến hành vi của người dùng ở thời điểm hiện tại và thậm chí là trong tương lai.  

II - Tại sao cần tìm insight khách hàng

insight-la-gi

1. Xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả 

Việc tiếp thị công chúng và hy vọng ai đó sẽ lắng nghe chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả. Ngược lại, với Customer Insight, bạn có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu bằng chính những thứ họ quan tâm. Xây dựng một chiến lược truyền thông đúng insight, bạn chỉ cần giới thiệu sản phẩm và lý do tại sao khách hàng nên có nó, bạn sẽ có cơ hội bán được hàng. 
  • Tăng tính cạnh tranh giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh: Một chiến lược truyền thông độc đáo chắc chắn sẽ khiến doanh nghiệp nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh. Thậm chí nó có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và chiếm được thị phần lớn trên thị trường. 

  • Cải thiện trải nghiệm của khách hàng: Hình thức lắng nghe và thấu hiểu khách hàng này cho phép doanh nghiệp tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa, truyền đạt thông điệp rõ ràng hơn, tốt hơn, từ đó thu hút và giữ chân người tiêu dùng. Việc sáng tạo những nội dung đúng insight mang tính kết nối, tương tác cao sẽ giúp bạn cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

2. Xây dựng và phát triển sản phẩm tốt hơn

Customer Insight tiết lộ nhiều điều về nhu cầu của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về cách họ nghĩ và cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ. Bằng cách này, bạn có thể phát triển sản phẩm theo hướng tốt hơn và thậm chí là nghiên cứu thêm những dòng sản phẩm mới đáp ứng được mong muốn của khách hàng. 

III - Hạn chế của Customer Insight

insight-la-gi

1. Không thể áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng

Customer Insight chỉ hữu ích đối với một nhóm đối tượng cụ thể, không phải tất cả. Dựa vào insight khách hàng, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược truyền thông hay cải tiến một sản phẩm nhất định nhưng sẽ có một tỷ lệ phần trăm người dùng sẽ không phù hợp với sự thay đổi.

2. Dữ liệu về yếu tố con người khó giải thích  

Mặc dù insight khách hàng có thể được phân tích từ các dữ liệu, nhưng luôn có yếu tố con người mà không một dữ liệu nào có thể giải thích được. Đây là lý do tại sao bạn không thể dựa hoàn toàn vào dữ liệu thu về. 

3. Hành vi, sở thích của con người thay đổi liên tục 

Đôi khi, khách hàng thay đổi sở thích của họ rất nhanh và các doanh nghiệp có thể khó theo kịp tốc độ. Từ bỏ các sản phẩm cũ và lao vào những sản phẩm mới có thể rất tốn kém, thậm chí đó cũng không phải kế hoạch dài hạn. 
 

IV - 4 loại Customer Insight

Người tiêu dùng có rất nhiều loại insight khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần ưu tiên khi tìm kiếm và nghiên cứu để tạo ra giá trị cho khách hàng.
insight-la-gi

1. Insight mua hàng 

Insight mua hàng đề cập đến những thông tin, chỉ số bán hàng, giúp bạn tạo ra các chiến lược Sale và Marketing hiệu quả. 
Để thiết lập xu hướng bán hàng theo thời gian dựa vào insight này, hãy xem xét đến tính sẵn có của sản phẩm; đặc biệt với những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Ngoài ra, việc xác định tính năng sản phẩm mà khách hàng quan tâm nhất sẽ giúp bạn tạo ra nội dung quảng cáo phù hợp. 
 
Lợi ích của Insight mua hàng:
  • Nó giúp bạn biết tại sao khách hàng chọn sản phẩm/ dịch vụ này thay vì sản phẩm/ dịch vụ khác.

  • Bạn sẽ xác định được sản phẩm có nhu cầu cao.

  • Nó giúp bạn dễ dàng theo dõi mức tăng đột biến của nhu cầu sản phẩm. 

2. Insight về sản phẩm hoặc quy trình

Insight về sản phẩm hoặc quy trình liên quan đến việc khách hàng cung cấp phản hồi về sản phẩm, dịch vụ và quy trình của bạn. 
Loại insight này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm, là cơ sở để bạn cải thiện các tính năng của sản phẩm, tối ưu hóa quy trình và cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. 
 
Lợi ích của Insight về sản phẩm / quy trình:
  • Nó giúp bạn khám phá và giải quyết các vấn đề về sản phẩm và quy trình mà khách hàng phải đối mặt hoặc không hài lòng.

  • Nó giúp bạn xác định khung thời gian cho các thử thách.

  • Việc thu thập dữ liệu này giúp bạn có thể xác định các yếu tố nhân quả, đồng thời nêu lên được các sản phẩm và quy trình mang lại trải nghiệm không tốt cho khách hàng. 

  • Tận dụng phản hồi của khách hàng để đưa ra các giải pháp tốt hơn.

3. Insight về nhân khẩu học xã hội

Nhân khẩu học bao gồm: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập, vị trí,... Loại insight này giúp bạn lập hồ sơ người dùng và đưa họ vào các phân khúc khách hàng chính xác. 

4. Insight về sở thích cá nhân và phong cách sống

Insight về sở thích cá nhân và lối sống của khách hàng giúp bạn điều chỉnh thương hiệu của mình phù hợp với sở thích của họ. Với insight này, bạn có thể biến họ thành những người mua hàng trung thành cho thương hiệu của bạn. 
Cùng Ori Agency tìm hiểu về Chiến Lược Giá cùng kết hợp với Insight Khách hàng tạo ra chiến lược bán hàng tốt cho doanh nghiệp

V - Nguyên tắc 4R của một insight “tốt”

Một insight chất lượng, có thể chạm đến nhu cầu của khách hàng cần tuân theo nguyên tắc 4R sau:
  • Reality: Có thể chứng minh được sự thật (tức là dựa trên bằng chứng, không phải là một ý kiến ​​hoặc quan điểm).

  • Resonate: Insight này không thể nhìn thấy ngay lập tức hoặc 'hiển nhiên', nhưng sẽ trở nên rõ ràng khi người dùng thực sự đối mặt với nó. Insight kết nối với người tiêu dùng ở mức độ cảm xúc và gây ra phản ứng "Điều này thật đúng với mình."

  • Relevant: Khách hàng cần thấy sự liên quan khi nhìn thấy thông điệp của bạn, vì vậy, Insight cần có giá trị, giải quyết được vấn đề của khách hàng. Bên cạnh đó, Insight này phải liên quan đến sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp cũng như đúng với định vị của thương hiệu.  

  • Reaction: Không phải insight nào cũng cần độc nhất nhưng sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật hơn. Một insight mà thương hiệu có thể sở hữu và phát triển được nhiều chiến dịch thì tỷ lệ thành công rất cao. 

 

VI - Quy trình các bước xác định Customer Insight

1. Xác định mục tiêu, xây dựng đội ngũ 

insight-la-gi
Bước đầu tiên và quan trọng nhất là xác định mục tiêu của doanh nghiệp khi tìm insight khách hàng. Bạn muốn tạo một chiến dịch truyền thông thu hút hay muốn cải tiến, phát triển sản phẩm? Bên cạnh đó, một bản kế hoạch cụ thể, chi tiết về cách bạn thực hiện sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nhanh chóng đạt được mục tiêu hơn.
 
Khi tìm hiểu insight khách hàng, bạn cần xây dựng đội ngũ và phân công xem ai là người chịu trách nhiệm những phần việc nào. Hầu hết các dữ liệu đều được thực hiện bởi công cụ và phần mềm, nhưng bạn vẫn cần dựa vào con người để hiểu dữ liệu cũng như xử lý thông tin chi tiết về khách hàng.

2. Xác định khách hàng mục tiêu

Bạn cần phải biết phân khúc khách hàng bạn hướng đến là những ai trong mục tiêu lần này. Điều này đòi hỏi bạn cần tạo hồ sơ khách hàng mục tiêu dựa trên các thông tin khách hàng hiện có: họ tên, tính cách, sở thích, nhân khẩu học,..
 
Từ đây, bạn có thể xem xét để xác định động cơ mua hàng chính, thách thức và nhu cầu cơ bản của họ.

3. Thu thập data, tạo hồ sơ chi tiết

insight-la-gi

Thu thập dữ liệu là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển Customer Insight. Bạn có thể thu thập data từ nguồn có sẵn của doanh nghiệp hoặc khảo sát từ thị trường và đối thủ cạnh tranh:
 

Nguồn có sẵn của doanh nghiệp:

  • Website: Những chỉ số như sessions, time on site, bounce rate,...

  • Mạng xã hội: Con số followers, lượt like, share, comment bài viết.

  • Ứng dụng di động: Những chỉ số về screen views, time on screen, thông tin người download,…

  • Email: Chỉ số về lượt open, click, CTR, abuse / spam,... những đối tượng nào mở mail, có đọc hết hay click vào link nào trong email hay không.

  • SMS: Số tin nhắn gửi đi, tỷ lệ mở, danh sách số điện thoại không gửi được,….

  • Quảng cáo tìm kiếm / hiển thị: Những chỉ số impression, clicks, conversion, CTR, CR,…

  • Bán hàng: Thông tin từ CRM, file theo dõi đơn hàng, mặt hàng nào bán chạy/ít bán chạy

  • Chăm sóc khách hàng: Thông tin từ call center, tổng đài, web chat

  • POS: Thông tin từ các hệ thống tại các địa điểm bán hàng

  • Đánh giá, nhận xét từ khách hàng

Khảo sát từ thị trường, đối thủ cạnh tranh

Data không chỉ giới hạn trong việc theo dõi các chỉ số kinh doanh của bạn. Nó có thể được thu thập từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên có những hoạt động R&D, xây dựng bản nghiên cứu thị trường để cập nhật những biến đổi.
 
Việc thu thập và lưu trữ dữ liệu chất lượng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Khi doanh nghiệp có một danh sách data khổng lồ, nếu không lọc cũng như loại bỏ trùng lặp thì rất khó để hiểu và sử dụng được chúng.

4. Phân tích data để tạo Insight

Phân tích là cách bạn hiểu dữ liệu và phát hiện, mở khóa các giá trị trong tập dữ liệu khổng lồ đó.
Dữ liệu và phân tích kết hợp với nhau để mang lại thông tin chi tiết về cơ sở người dùng. Từ đó, bạn sẽ tìm được Customer Insight.
  • Nghiên cứu người tiêu dùng: Từ những dữ liệu chất lượng, bạn có thể bắt đầu hiểu tại sao và cách các đối tượng khách hàng khác nhau đưa ra quyết định mua hàng, từ đó dự đoán hành vi mua hàng của họ trong tương lai.

  • Phân chia đối tượng: Phân chia khách hàng thành các danh mục phù hợp, cho dù đó là mức chi tiêu, sản phẩm yêu thích hay thói quen mua hàng. Dựa vào đó, bạn có thể phát triển các kế hoạch truyền thông và tạo ra thông điệp phù hợp để đáp ứng nhu cầu của những đối tượng khác nhau này. 

5. Hành động dựa trên Insight 

Hành động dựa trên insight của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiến gần hơn với mục tiêu kinh doanh. 
Bạn có thể sử dụng insight khách hàng để tạo thông điệp dựa vào:

Mô hình Truth - Tension - Motivation

  • Truth: Nêu ra một sự thật mà khách hàng mục tiêu của bạn phải công nhận. 

  • Tension: Mâu thuẫn mà khách hàng phải đối mặt. 

  • Motivation: Động lực, khao khát của khách hàng.

Mô hình 3C 

  • Category Truth: Sự thật, bản chất về ngành hàng. 

  • Company Truth (Brand Truth): Nêu quan niệm về một khía cạnh trong ngành, được xây dựng từ tính năng nổi bật của sản phẩm. 

  • Consumer Truth: Những vấn đề của người tiêu dùng mà doanh nghiệp có thể giải quyết được. 

 

VII - Phương pháp nghiên cứu Customer Insight chính xác và hiệu quả

insight-la-gi
  • Quan sát

Quan sát liên quan đến việc chú ý đến khách hàng khi họ tương tác trong môi trường tự nhiên để có được ý tưởng rõ ràng về hành vi và sở thích của họ. 
 
Bạn có thể quan sát và tương tác với khách hàng khi họ lựa chọn mua hàng tạp hóa. Nếu ai đó chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn sản phẩm của bạn, bạn có thể trò chuyện với họ về lựa chọn này và tìm hiểu lý do tại sao họ lại làm như vậy. 
  • Phỏng vấn 

Sử dụng phương pháp 5 Why để đào sâu hơn về suy nghĩ và nhu cầu chưa được khai thác của người dùng. 
  • Khảo sát

Cách tốt nhất để có insight của người tiêu dùng là kết nối cá nhân với họ. Phương pháp này cung cấp dữ liệu thực tế từ khách hàng cùng với phản hồi ý kiến, cảm nhận của họ. 
 
Bạn có thể tiếp cận khách hàng qua email hoặc phương tiện truyền thông xã hội với các cuộc khảo sát ngắn.
  • Focus Group 

Tập trung vào một nhóm đối tượng cụ thể, ví dụ 18-20 tuổi, tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu những suy nghĩ, cảm nhận của họ về sản phẩm. 
  • Khai thác insight từ lợi ích sản phẩm

Hiểu rõ lợi ích cốt lõi của sản phẩm để tìm ra nhu cầu phù hợp của người tiêu dùng. 
  • Các nền tảng mạng xã hội 

Khai thác các nền tảng mạng xã hội và tham gia các hội nhóm mà đối tượng mục tiêu quan tâm, thu thập insight qua các bài đăng, bình luận ý kiến của họ. 
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có một cộng đồng trực tuyến như nhóm kín hay diễn đàn thì đây là một lợi thế để nghiên cứu customer insight. Bạn không chỉ tạo ra những tương tác 2 chiều mà còn nhận được những đánh giá khách quan từ người dùng về sản phẩm, dịch vụ. 
  • Tham dự sự kiện hoặc hội chợ, triển lãm

Phương pháp này lý tưởng cho các doanh nghiệp B2B. Những sự kiện như thế này luôn có các hoạt động kết nối, nơi các doanh nghiệp chào hàng với người tiêu dùng và đối tác tiềm năng. Đây cũng là cơ hội tốt để bạn quan sát các doanh nghiệp khác trong ngành, xem cách họ tương tác với đối tượng mục tiêu.
  • Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Xác định đối thủ cạnh tranh bạn đang sử dụng kênh nào để phân phối tốt nhất. Xem lại những nội dung, từ khóa mà họ đã sử dụng và những lượt tương tác như lượt like, share, bình luận trên các kênh của họ như thế nào? Xem những nội dung đã đạt được tương tác cao nhất để học hỏi.
 

VIII - Công cụ nghiên cứu Customer Insight chính xác và hiệu quả

  • Google Analytics 

Google Analytics cung cấp bảng phân tích nhân khẩu học cơ bản về khách truy cập trang web để bạn có thể so sánh và làm mới nội dung tiếp cận của mình.
Ngoài ra, trong Báo cáo hành vi của Google Analytics, bạn sẽ biết được đâu là các trang phổ biến nhất của mình. Dựa vào loại nội dung cụ thể mà người xem dành nhiều thời gian nhất, bạn có thể xác định insight và chủ đề khách hàng quan tâm.  
  • Truy vấn Google Search Console

Báo cáo của Google Search Console trình bày chi tiết về số lần hiển thị, số nhấp chuột, vị trí trung bình và tỷ lệ nhấp liên quan đến các từ khóa mà độc giả của bạn đã tìm kiếm. Bạn có thể tận dụng bất kỳ từ khóa và cụm từ nào phù hợp với chủ đề mục tiêu.
Công cụ Buzzsumo, Ahrefs, Semrush
Có rất nhiều công cụ nghiên cứu giúp thu thập dữ liệu toàn bộ trang web để tìm từ khóa và nội dung. Bạn có thể tận dụng những insight này để xác định xu hướng nội dung, chủ đề và thậm chí cả những câu hỏi cụ thể mà mọi người đang quan tâm. 
  • Google Trends 

Bạn có thể sử dụng Google Trends để xác nhận các giả định của mình về sở thích của đối tượng người dùng mục tiêu. Công cụ này hiển thị các chủ đề phổ biến nhất trong thị trường ngách của bạn. Khi biết họ quan tâm đến điều gì, bạn có thể tạo nội dung đáp ứng nhu cầu đó. Ví dụ đối với thương hiệu mỹ phẩm, làm đẹp, Google Trends sẽ cho bạn biết xu hướng làm đẹp nào hiện đang thịnh hành.  
  • Youtube Analytics 

Nếu bạn chia sẻ nội dung video trên YouTube như một phần của chiến lược kết nối với người tiêu dùng, bạn nên chú ý nhiều đến số liệu phân tích của YouTube. YouTube analytics cung cấp thông tin cụ thể về vị trí, giới tính và độ tuổi của người xem.
Bạn cũng có thể xác định tỷ lệ giữ chân trung bình cho video, cách người truy cập tương tác với video và thời lượng họ xem video của bạn,... 
  • Social Mention 

Đây là một công cụ miễn phí cung cấp phân tích thời gian thực về mạng xã hội. Bạn có thể theo dõi số lần khách hàng đề cập đến thương hiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. Bất kể họ nhắc đến bạn theo hướng tích cực hay tiêu cực thì đây vẫn là cơ hội tốt để bạn tiếp cận và tương tác với người dùng. 
  • Audience Insights của Facebook 

Audience Insights cung cấp các dữ liệu về nhân khẩu học của khách hàng theo giới tính, độ tuổi, tình trạng mối quan hệ, lối sống, công việc,... Ngoài ra, công cụ này còn báo cáo số lượt thích, hoạt động mua hàng và hành vi sử dụng Facebook.

IX - 3 TIP kiểm tra Customer Insight một cách chính xác nhất

insight-la-gi
Nhìn những gì khách hàng làm hơn là những gì họ nói
  • Mọi người không phải lúc nào cũng biết chính xác những gì họ muốn và tại sao họ muốn nó.

  • Đôi khi, tất cả mọi người sẽ có xu hướng không thừa nhận cảm nhận thật của họ. 

Không nên giả định 
  • Các giả định có thể chỉ là phán đoán cá nhân, rất tốn kém và sai lệch so với thực tế.

  • Cố gắng cởi mở để đón nhận những kết quả bất ngờ và điều đó có thể trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của bạn.

Kiểm tra kết luận 
  • Quan sát, kiểm tra xem mọi người có cư xử như bạn mong đợi hay không   

  • Đưa ra con số mục tiêu dựa vào thực tế, dự đoán để kiểm tra mức độ chính xác của kết luận.

X - Một số ví dụ nổi bật về Customer Insight

Bằng cách tập trung nhiều hơn vào “địa điểm” và “sự thoải mái”, Starbucks cung cấp điều mà hầu hết khách hàng thực sự đang tìm kiếm:
  • Một nơi yên tĩnh, có thể ngồi lâu.

  • Một nơi mà bạn có thể dành buổi chiều với bạn bè.

insight-la-gi

Spotify đã phân tích dữ liệu của mình, tận dụng insight khách hàng để nhắm mục tiêu các nhóm đối tượng cụ thể. Họ đã tạo một chiến dịch tiếp thị bảng quảng cáo ngoài trời nhằm làm nổi bật sở thích nghe nhạc của cá nhân.
 
insight-la-gi

Đáp ứng insight sức khỏe và ăn kiêng của người tiêu dùng, Coca Cola đã cho ra đời sản phẩm Coke Zero, không chứa caffeine, không calo.
insight-la-gi

XI - Marketing Insight là gì? Mục đích và cách sử dụng Marketing Insight cho các thế

1. Marketing Insight là gì?

Marketing Insight là một phần thông tin có giá trị thông qua nghiên cứu hoặc phân tích dữ liệu. Ý nghĩa của Marketing Insight là quá trình phát triển sự hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Mục đích là mang lại lợi ích cho cả hai bên, đáp ứng nhu cầu và mong muốn thực sự của đối tượng mục tiêu đồng thời thu được lợi nhuận.
 
Các thông tin nhận được từ Marketing Insight đóng vai trò như một kim chỉ nam để dự đoán nhu cầu trong tương lai, dự báo các điều kiện thị trường, thúc đẩy cạnh tranh và hành động, từ đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu mới được khám phá đó.

2. Cách sử dụng Marketing Insight cho các thế hệ khác nhau

Thế hệ Baby Boomer (sinh từ năm 1946 đến năm 1964): Sử dụng các kênh truyền thống, các cuộc khảo sát hoặc quảng cáo qua điện thoại, phương tiện truyền thông báo in, trên truyền hình và đài phát thanh, tờ rơi trên tạp chí,... đề cập đến giá trị gia đình, độ tin cậy, sự thoải mái,.. 3 chiến lược bạn có thể sử dụng với Thế hệ Baby Boomer:
  • Có mặt trên tất cả các kênh mà họ sử dụng.

  • Hoạt động tiếp thị dễ tiếp cận, đơn giản (thiết kế đơn giản, phông chữ lớn, ...), trực tiếp, hữu ích và không sử dụng tiếng lóng.

  • Khơi gợi nỗi nhớ:  m nhạc hoặc hình ảnh, tài liệu tham khảo lịch sử hoặc văn hóa,...

Thế hệ X (sinh từ năm 1960 đến năm 1980): Sử dụng chiến dịch email, quảng cáo trên website, trang fanpage Facebook, trên truyền hình,... Cung cấp cho họ những lợi ích rõ ràng khi mua sản phẩm. 3 chiến lược bạn có thể sử dụng với gen X: 
  • Tận dụng các đánh giá tích cực để kiếm được lòng trung thành.

  • Tập trung vào tính minh bạch của Facebook.

  • Làm cho họ cảm thấy được thừa nhận: Đảm bảo thông điệp tiếp thị của bạn phù hợp với mục tiêu, sở thích và vị trí của họ trong cuộc sống.

Millennials (sinh từ đầu những năm 1981 đến năm 1996): Nhắm mục tiêu các chiến dịch theo ý tưởng về sự vui vẻ, hài hước, cải tiến, tính độc quyền, sử dụng mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok,... thế hệ này có xu hướng gắn bó với các thương hiệu nổi tiếng, hiểu biết về phương tiện truyền thông xã hội và lướt qua các bài đánh giá trước khi mua. 3 chiến lược bạn có thể sử dụng với thế hệ millennials:

  • Tiếp cận với các vấn đề hiện đại.

  • Thu hút họ bằng video và nội dung do người dùng tạo, sử dụng người có ảnh hưởng để tạo ra tiếng vang trên mạng xã hội. 

  • Đừng sử dụng mánh lới quảng cáo: Millennials thường hiểu biết về tiếp thị. Sự rõ ràng và trung thực sẽ giúp thế hệ người tiêu dùng này gắn bó với thương hiệu.

Thế hệ Z: Người tiêu dùng thế hệ Z được lớn lên trong một thế giới cá nhân hóa, vì vậy điều quan trọng là phải cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. Sử dụng mạng xã hội, giao tiếp với Gen Z bằng ngôn ngữ của họ, nội dung phải ngắn gọn, tích cực. Hãy nhớ rằng thế hệ Z quan tâm đến chất lượng hơn là lòng trung thành với thương hiệu và họ ngày càng không thích quảng cáo trắng trợn. 3 chiến lược bạn có thể sử dụng với Gen Z:
  • Tích cực trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội: Tạo nội dung khuyến khích họ tương tác với thương hiệu. 

  • Ngắn gọn, thú vị: Video ngắn, ảnh chất lượng cao làm nổi bật thương hiệu hoặc sản phẩm.

  • Sử dụng các chiến thuật tiếp thị xã hội khác nhau: Khiến Gen Z hào hứng với thương hiệu thông qua các sự kiện, cuộc thi và tiếp thị người ảnh hưởng.

3. 5 lầm tưởng về insight của các thế hệ 

Lầm tưởng 1: Thế hệ Z chủ yếu mua sắm trực tuyến.
Danh mục mà họ chủ yếu ưu tiên các kênh trực tuyến là quần áo và giày dép. Ngoài ra, mối quan tâm đến mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng ở các nhóm tuổi, vì vậy kinh doanh online không chỉ nhắm đến phân khúc thế hệ Z. 
 
Lầm tưởng 2: Chỉ những người tiêu dùng trẻ tuổi mới tự mô tả mình là những người quan tâm đến sức khỏe, lo lắng về dinh dưỡng và mua thực phẩm hữu cơ.
Những đổi mới trong lĩnh vực sức khỏe, dinh dưỡng thường sẽ nhắm vào Thế hệ Z và thế hệ millennials. Tuy nhiên, các tổ chức tiếp thị có thể nhắm mục tiêu đến những người thuộc phân khúc tầm trung trở lên - người có ý thức về sức khỏe, nhạy cảm với thành phần và hướng đến việc “tự chế biến”.
 
Lầm tưởng 3: Trong các nhóm tuổi, những người tìm kiếm giá trị là những người ít giàu có hơn.
Đối với tất cả người tiêu dùng, bất kể phân khúc hay mức thu nhập, sự cân bằng giữa chi phí và chất lượng mang lại giá trị. Thông qua phân khúc người tiêu dùng, các tổ chức tiếp thị có thể đề xuất giá trị của các sản phẩm với mong đợi của người tiêu dùng mục tiêu và tăng sức hấp dẫn của sản phẩm.
 
Lầm tưởng 4: Các kênh quảng cáo truyền thống không hấp dẫn các thế hệ trẻ. Phương tiện truyền thông xã hội là cách tốt nhất để tiếp cận họ.
Bất chấp sự gia tăng nhanh chóng và chiếm ưu thế của phương tiện truyền thông xã hội, phương tiện truyền thông truyền thống vẫn là một kênh phổ biến để thu hút người tiêu dùng trẻ tuổi.
 
Lầm tưởng 5: Các thế hệ cũ không sử dụng mạng xã hội.
Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có thể xây dựng mối quan hệ thương hiệu với người tiêu dùng lớn tuổi, đặc biệt là vì họ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội theo cách khác. Chiến lược tiếp thị sẽ hiệu quả nếu bạn cung cấp phiếu giảm giá, điểm khách hàng thân thiết và tạo nội dung khuyến khích họ đăng trải nghiệm sản phẩm.
 
Việc nghiên cứu Customer Insight ( Insight Khách Hàng) sẽ hữu ích cho mục tiêu nhất định của doanh nghiệp, bất kể là xây dựng chiến lược truyền thông hay phát triển sản phẩm, dịch vụ. Hy vọng những chia sẻ của Ori Agency sẽ giúp bạn tìm được một insight “4R” và tận dụng chúng thật tốt vào mục đích của doanh nghiệp. 
 
marketing-tong-the

  • Tags
Thực hiện Bởi: ORI MARKETING AGENCY

Tác giả

Insight là gì? Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu Insight khách hàng trong Marketing
Dương Thị Hồng Nhung
Về đầu trang
0962085490