7 Xu hướng Digital Marketing cần tập trung trong đại dịch COVID-19

Ngày đăng: 05/08/2021
Tác giả: Dương Thị Hồng Nhung
7 Xu hướng Digital Marketing cần tập trung trong đại dịch COVID-19
Tình hình của dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, kéo theo nền kinh tế bị suy thoái trong thời gian qua. Nhưng với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì điều đó cũng được khắc phục phần. Digital Marketing đang trở thành "công cụ đắc lực" cho các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ không còn giống như trong các khoảng thời gian đầu dịch. Tuy nhiên, Covid-19 cũng đã làm biến đổi xu hướng của người tiêu dùng khiến các hình thức digital marketing cũng phải thích nghi kịp thời nếu không muốn tốn chi phí mà không đem lại hiệu quả.

1. Chatbot

Chất lượng dịch vụ khách hàng trước nay luôn là tiêu chí hàng đầu mà mọi doanh nghiệp quan tâm. Bởi, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách cũng như các lần ủng hộ sau. Ngoài thái độ phục vụ, việc giải đáp nhanh nhu cầu cho khách chính là hình thức cần chú trọng. Nhất là lĩnh vực kinh doanh Online đang phát triển với tốc độ vượt bậc như hiện nay. Việc bạn đáp ứng ngay lập tức sẽ có thể giữ chân được khách hàng và tăng những trải nghiệm tốt đẹp cho họ.

Song, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ thời gian và bộ phận riêng biệt để sẵn sàng hỗ trợ phản hồi khách nhanh chóng. Do đó, xu hướng dùng Chatbot hỗ trợ khách hàng 24/7 được xem là giải pháp lý tưởng nhất. Chatbot có khả năng cung cấp các giải pháp khi khách hàng gặp vấn đề một cách nhanh chóng trên các tình huống được dự đoán có thể xảy ra. Ngoài ra, nó còn cho khách hàng một sự trải nghiệm 1 – 1 tự nhiên nhất, gần gũi nhất.

Có tới 80% doanh nghiệp cho biết rằng họ đã, đang phục vụ khách hàng của họ bằng chatbot. Điều này có thể thấy, chatbot đang được ứng dụng khá mạnh mẽ trong các lĩnh vực chăm sóc khách hàng. 45% người dùng đang cảm thấy tuyệt vời hơn khi họ tương tác với chatbot thay vì với nhân viên CSKH thực sự. Sự kiện chatbot BotStar đạt doanh số nửa triệu đô trong tháng 3/2019 (tâm điểm dịch COVID-19) là một ví dụ điển hình cho sự tăng trưởng đầy hứa hẹn của nền tảng này.

2. Nội dung tương tác (content)

Nếu bạn đã từng nghe cụm từ “Content is King” thì bạn hãy tin vào cả nghĩa đen của nó. Đây đích thị là hoạt động Marketing có thể thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng tốt nhất. Theo dự đoán khi mà nền tảng công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay thì đến năm 2022, dự kiến gần 85% nội dung trên internet sẽ là video. 

93% các marketer cho rằng nội dung tương tác hiệu quả trong việc định hướng nội dung người mua nhiều hơn 70% so với nội dung tĩnh. Mỗi phần trong nội dung tương tác đều là một lời kêu gọi hành động và dễ có khả năng chia sẻ nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Bởi, không có thứ gì có thể xây dựng được niềm tin của khách hàng hiệu quả như nội dung. Nội dung càng sáng tạo, càng độc đáo và nhắm đúng lợi ích khách hàng thì càng hấp dẫn.

3. SEO

Đi kèm với Content, SEO cũng được đánh giá là xu hướng kết nối thương hiệu với khách hàng mục tiêu tốt nhất trong 2021. Ngoài ra, chúng còn được dự đoán là đáp ứng được yêu cầu nâng cao trải nghiệm người dùng trong tương lai. Nhất là trong những năm trở lại đây, Google đã tạo nên một đoạn trích nổi bật ngay trên bảng tìm kiếm. Nhiệm vụ của SEO là cố gắng để đoạn trích vươn lên vị trí đầu tiên để người dùng tin tưởng Click vào. 

Theo báo cáo cho thấy, tỷ lệ chuyển đổi của SEO là 14,6%, hơn hẳn con số 1.7% của các phương pháp outbound truyền thống khác. 

Các thuật toán tìm kiếm liên tục thay đổi và ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm của người tiêu dùng. Trong năm 2021, các thuật toán này sẽ được sửa chữa để giảm thiểu những trường hợp khó khăn trên.

4. Thương mại trên mạng xã hội

Không thể phủ nhận Social Media Marketing chính là xu hướng tiếp thị hàng đầu trong những năm gần đây. Và chắc chắn, 2021 sắp tới, xu hướng này vẫn hứa hẹn sẽ bùng nổ mạnh mẽ. Bởi, hầu như ai cũng đang dùng mạng xã hội và phát sinh nhu cầu trên nền tảng đó. Social Media Marketing giúp các doanh nghiệp kết nối với khách hàng mục tiêu dễ dàng và thuận tiện hơn. Có thể nói, các chiến dịch Marketing Online trên Social Media sẽ tạo nên những thành tựu đáng kể. Đặc biệt là trong mùa dịch Covid bởi khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu cao, tính lan truyền tốt.

Các marketer đang phát triển hai yếu tố mạnh mẽ của Digital Marketing đó là: thương mại điện tử và mạng xã hội với nhau để tạo thành thương mại xã hội. Các thương hiệu hiện đang bán sản phẩm trên nền tảng xã hội thông qua:

  • Mua sắm được tại các bài đăng và stories trên các nền tảng
  • Các ứng dụng và plugins thương mại xã hội
  • Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội với các CTA hướng đến các trang web thương mại điện tử. 

Theo thống kê có đến 36% người dùng nói rằng mạng xã hội đang trở thành nguồn tin cung cấp quyết định đến việc mua sản phẩm. Vì vậy mà thương mại xã hội sẽ tiếp tục là xu hướng Digital marketing kể cả trong đại dịch Covid-19.


5. Tiếp thị bằng Video

Marketing Online bằng Video được xem là xu hướng tiếp theo mà các doanh nghiệp không thể bỏ quên. Nó có tác dụng thu hút sự quan tâm và chinh phục khách hàng một cách mạnh mẽ. Hầu như mọi thương hiệu hiện nay đều đang sử dụng chiến lược này để thúc đẩy tiếp thị. Hơn 60% khách hàng nói rằng việc xem video sản phẩm trước khi mua hàng sẽ giúp họ có hình dung rõ ràng hơn về sản phẩm, từ đó khiến họ tự tin hơn khi mua sản phẩm.

Nếu nội dung của video tuyệt vời, có giá trị sẽ được khách hàng quan tâm nhiều hơn, đặc biệt đối với những video có tính trải nghiệm cao. Những về câu chuyện của người sáng lập, video với các nhà quay phim địa phương kể những câu chuyện phù hợp sẽ giúp bạn gần hơn với khán giả của mình. Tất cả sẽ giúp bạn bán hàng gián tiếp tốt hơn và giúp bạn xây dựng được thương hiệu của mình.

Đặc biệt, với xu hướng này, bạn còn có thể tự do triển khai nội dung, linh hoạt về tài chính.

6. Tính năng đặt giá thầu thông minh trên Google Ads

Những cải tiến đối với đấu thầu thông minh được công bố tại Google Marketing Live chính là một yếu tố để thay đổi “cuộc chơi” trong Digital Marketing. Các nhà quản lý PPC có thể lựa chọn các hành động chuyển đổi ở cấp chiến dịch, trong một khoảng thời gian cụ thể. Tự động hoá và đấu thầu thông minh trên google đang ngày càng được vận dụng trong các chiến lược marketing của các doanh nghiệp.

7. Quảng cáo trên ứng dụng di động

Thiết bị di động chiếm một phần không hề nhỏ trong chi tiêu của người tiêu dùng tại. Vì thế, các nhà bán lẻ đã tận dụng lợi thế này để quảng cáo sản phẩm của họ. Trên toàn thế giới, các giao dịch qua điện thoại di động chiếm gần 75% tổng số giao dịch thương mại điện tử vào năm nay.

Việc áp dụng các chiến lược marketing trên thiết bị di động đang được các doanh nghiệp đẩy mạnh để chiếm được nhiều ưu thế trong thị trường hơn. Hiện nay tại Việt Nam, các ứng dụng có lượng truy cập lớn như Shopee, Grab... đã bắt đầu triển khai hoạt động quảng cáo trên nền tảng của họ và đem  về lợi nhuận khổng lồ. Đang kể trong thời điểm dịch bệnh các ứng dụng như Shopee, Lazada, Tiki,...

 Có thể nói, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các hoạt động Digital Marketing vẫn luôn là sự lựa chọn hành đầu mà doanh nghiệp cần đẩy mạnh. Tuy nhiên, trước khi đầu tư và tối ưu hiệu quả của các hoạt động, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ loại hình nào sẽ phù hợp với thực trạng đang diễn ra, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thật kỹ để tránh lãng phí ngân sách mà không đem lại hiệu quả.

Để hiểu thêm về những xu hướng quảng cáo và biết được xu hướng quảng cáo Digital Marketing nào phù hợp với doanh nghiệp của mình thì hãy cùng tìm hiểu về kênh Marketing cùng Ori nhé.

Nguồn: Advertising Việt Nam/ Social media today

Biên tập bởi: Ori Marketing Agency

 

  • Tags

Thực hiện Bởi: ORI MARKETING AGENCY

Tác giả

7 Xu hướng Digital Marketing cần tập trung trong đại dịch COVID-19
Dương Thị Hồng Nhung
Về đầu trang
0962085490