Phân tích chi tiết chiến lược của Vietnam Airlines & Bài học rút ra

Ngày đăng: 23/10/2022
Tác giả: Dương Thị Hồng Nhung
 Phân tích chi tiết chiến lược của Vietnam Airlines & Bài học rút ra
Nhắc đến hãng hàng không uy tín nhất Việt Nam, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Vietnam Airlines. Mang tên gọi của hãng hàng không quốc gia, những chiến lược của vietnam airlines đã tạo sức bật đưa tên tuổi của hãng vượt qua các thương hiệu hàng không khác. Từ mô hình SWOT đến các chiến lược khác đều đáng để học hỏi.

I. Giới thiệu về Tổng công ty hàng không Việt Nam

Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia Việt Nam, trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam và được thành lập tháng 4 năm 1993. Hiện nay, Vietnam Airlines là một tập đoàn bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO, dưới sự quản lý của một hội đồng do Thủ tướng Việt Nam chỉ định. Trụ sở chính được đặt tại 02 sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
 
chien-luoc-cua-vietnamairlines
 
Hãng chuyên thực hiện các đường bay nội địa và đến khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Âu và Châu Đại dương, với 97 đường bay tới 18 điểm nội địa, 35 điểm đến quốc tế, thực hiện trung bình 360 chuyến/ngày. 
Vietnam Airlines đóng góp lớn vào GDP của cả nước. Tổng công ty chiếm tới 80% thị phần của thị trường hàng không nội địa và 40% thị phần khách du lịch tới Việt Nam. Hiện nay, hãng bay này sở hữu có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực, độ tuổi bay trung bình là 5,4 năm. Vào ngày 20/10/2002, logo mới Bông sen vàng và bộ nhận diện doanh nghiệp được hãng công bố, tượng trưng cho sự phát triển vượt bậc của hãng hàng không đẳng cấp thế giới. 
Với tầm nhìn trở thành hãng hàng không hàng đầu Châu Á và lấy sáng tạo là phương châm trong việc đổi mới, hãng hàng không Vietnam Airlines luôn đổi mới không ngừng trên mọi lĩnh vực. Trải qua hàng chục năm phát triển, tập đoàn đã khẳng định vị thế hãng hàng không quốc gia với quy mô hoạt động toàn cầu và có tầm cỡ tại khu vực.
 

II. Mô hình SWOT của Vietnam Airlines

Mô hình SWOT của Vietnam Airlines tập trung phân tích 4 điểm: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, là căn cứ quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược của vietnam airlines
chien-luoc-cua-vietnamairlines

1. Điểm mạnh (Strengths)

Những điểm mạnh cũng là cơ hội, sức mạnh để các doanh nghiệp, công ty khẳng định vị trí của mình nếu biết tận dụng. Vietnam Airlines hội tụ những điểm mạnh dưới đây: 
  • Là hàng hàng không thương hiệu quốc gia, lớn mạnh trong nội địa và khu vực.

  • Được sự hậu thuẫn lớn đến từ Chính phủ.

  • Quy mô tài chính lớn.

  • Dẫn đầu trong các hãng hàng không trong nước về thị phần trên các đường bay gồm chuyến bay nội địa và cả quốc tế.

  • Dẫn đầu xu hướng phát triển và ứng dụng về công nghệ tàu bay so với các hãng bay khác trong nước.

  • Khách hàng dễ dàng và nhanh chóng đăng ký mua vé và còn được tặng kèm nhiều khuyến mãi

  • Đầu tư cho đội bay mới và bổ sung về nhân lực. 

  • Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nhân lực.

2. Điểm yếu (Weaknesses)

Trong chiến lược của vietnam airline sần khắc phục các điểm yếu dưới đây để tăng cơ hội cho hãng:
  • Cơ chế điều hành nhà nước có thể khiến độ linh hoạt trong điều hành không cao.

  • Điểm đến các quốc gia khác trên thế giới của hãng có nhiều biến động phức tạp về tình hình kinh tế-chính trị.

  • Cơ sở hạ tầng tại sân bay còn hạn chế, chưa bắt kịp sự phát triển của ngành.

  • Số lượng chỗ để đỗ máy bay tại các sân bay căn cứ, nhất là tại Tân Sơn Nhất vẫn bị hạn chế.

  • Chi phí để duy trì các hoạt động của hãng khá cao do số lượng máy bay khá nhiều.

  • Đội ngũ lao động còn hạn chế đặc biệt là phi công và thợ kỹ thuật.

3. Cơ hội (Opportunities)

  • Nếu biết tận dụng những cơ hội sau đây thì hãng hàng không Vietnam Airlines có thêm điều kiện để phát triển.

  • Tốc độ phát triển của ngành du lịch ngày càng nhanh, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không cũng tăng.

  • Lượng du khách trên thế giới đến với Việt Nam ngày càng nhiều.

  • Hệ thống đường bay trải rộng tại những vị trí thuận lợi, đắc địa.

4. Thách thức (Threats)

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cũng như những điểm yếu còn tồn tại của mình, Vietnam Airlines phải đối mặt với khá nhiều thách thức.
  • Sự bùng nổ của đị dịch covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch và gây áp lực lớn về tài chính.

  • Doanh thu từ các chuyến bay quốc tế chưa cao. 

  • Chất lượng dịch vụ so với các hãng bay trong khu vực vẫn còn thấp.

  • Cạnh tranh gay gắt từ các hãng hàng trong nước và Châu Âu.

  • Năng lực cạnh tranh với các hãng bay quốc tế chưa cao.

  • Khách hàng có trình độ công nghệ thông tin không đồng đều.

  • Các rủi ro về kinh tế vĩ mô vẫn luôn hiện hữu ảnh hưởng đến nguồn thu của hãng như tình trạng lạm phát, giá nhiên liệu tăng cao,...

III. Phân tích chi tiết chiến lược của Vietnam Airlines

Chiến lược của Vietnam Airlines đạt rất nhiều thành công chính là nhờ tầm nhìn và sự sáng tạo không ngừng nghỉ trong hoạch định hướng đi đúng và hiệu quả.
chien-luoc-cua-vietnamairlines

1. Triết lý kinh doanh của Vietnam Airlines

Về triết lý trong chiến lược của Vietnam Airlines chính là cân đối hài hòa hoạt động kinh doanh với lợi ích của cổ đông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Vietnam Airlines luôn cam kết:
  • Đồng hành, minh bạch công khai thông tin cùng các cổ đông.

  • Duy trì và nâng cao hơn nữa các kênh đối thoại mở với cổ đông.

  • Tổ chức hoạt động kinh doanh an toàn, chất lượng và có hiệu quả và luôn đảm bảo lợi ích của tất cả các bên.

2. Mục tiêu chiến lược của Vietnam Airlines

Đối với mục tiêu chiến lược của Vietnam Airlines, hãng hướng đến vị thế hãng hàng không:
  • Top 10 được ưa thích tại châu Á.

  • Top 3 thương hiệu tại khu vực Đông Nam Á.

  • Chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ để trở thành hãng hàng không số.

  • Duy trì và củng cố dịch vụ 4 sao, từng bước đạt tiêu chuẩn 5 sao sau năm 2020.

  • Được thị trường lao động Việt Nam ưa thích hàng đầu.

  • Luôn dẫn đầu về thị phần, hơn 50% thị phần nội địa và hơn 25% thị phần quốc tế, có năng lực cạnh tranh cao bằng việc nâng cấp chất lượng dịch vụ.

chien-luoc-cua-vietnamairlines

3. Phạm vi chiến lược của Vietnam Airlines

Phạm vi chiến lược là căn cứ để hoạch định chiến lược kinh doanh và nâng cao chỉ số cạnh tranh. Phạm vi chiến lược của Vietnam Airlines là các phân khúc thị trường mà hãng hướng tới, nhất là các đối tượng khách hàng mục tiêu của Vietnam Airlines, các khu vực và địa lý hãng sẽ cung cấp sản phẩm. Hãng bay sở hữu các sản phẩm bao phủ mọi phân khúc khách hàng, từ phân khúc giá rẻ, đến dịch vụ trung và cao cấp chuẩn 4 sao quốc tế. 

4. Hoạt động chiến lược của Vietnam Airlines

Đối với các hoạt động chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines, hãng bay này đã tập trung phát triển và cải thiện những hoạt động như sau.
chien-luoc-cua-vietnamairlines

4.1. Nghiên cứu và phát triển

Vietnam Airlines có hai trung tâm nghiên cứu đang hoạt động với 02 phòng chuyên môn chính: Phòng giải pháp công nghệ & quản lý và Phòng dịch vụ khoa học & công nghệ, với 20 cán bộ nhân viên và kỹ thuật.
Trung tâm nghiên cứu của có vai trò tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị và tổng giám đốc. Cùng với đó, trung tâm cũng chịu trách nhiệm đề xuất các giải pháp trong công nghệ – quản lý để ứng dụng trong lĩnh vực hàng không và cung ứng dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

4.2. Kỹ thuật công nghệ

Vietnam Airlines đầu tư mạnh mẽ cho kỹ thuật công nghệ gồm:
  • Đẩy mạnh hình thức làm thủ tục trực tuyến qua trang web hoặc các ứng dụng di động.

  • Bố trí nhiều quầy tự làm thủ tục Kiosk check-in tại các sân bay. 

  • Sử dụng các phiên bản ứng dụng di động mới với nhiều tính năng hiện đại và dễ sử dụng, giúp hành khách nhanh chóng tìm kiếm chuyến bay, đặt vé trực tuyến, tra cứu hành trình, cập nhật các chương trình ưu đãi,,…

  • Áp dụng nhiều phương thức thanh toán có sử dựng nền tảng công nghệ mới như: thanh toán bằng QR code, thanh toán trực tuyến SOFORT Banking,... 

  • Trang bị hệ thống Wireless streaming ngay trên máy bay A321neo, mang đến trải nghiệm giải trí mới lạ cho hành khách.

chien-luoc-cua-vietnamairlines

4.3. Hoạt động Marketing

Về hoạt động marketing trong chiến lược của Vietnam Airlines, hãng bay này đã xây dựng và triển khai các chiến lược marketing nổi bật sau.
  • Định vị thương hiệu là một hãng hàng không cao cấp.

  • Phân phối đại lý toàn quốc.

  • Truyền thông và quảng cáo hướng đến xây dựng hình ảnh “sạch”.

Những chiến lược marketing trên đã đưa Vietnam Airlines tiếp cận và mở rộng hơn thị phần của mình, định vị thương hiệu và hình ảnh chuyên nghiệp trong hành khách Việt Nam lẫn du khách quốc tế.

Liên hệ với Ori Agency TẠI ĐÂY và nâng tầm chiến lược Marketing cho doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

IV. Bài học từ chiến lược của Vietnam Airlines cho các hãng hàng không

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh là quá trình thường xuyên. Dưới đây là những bài học từ chiến lược của Vietnam Airlines mà các hãng hàng không khác có thể học hỏi để vận dụng linh hoạt, phù hợp với công ty mình.
chien-luoc-cua-vietnamairlines

1. Định vị mình là hãng hàng không cao cấp

Vietnam Airlines được mệnh danh là “Hãng hàng không quốc gia Việt Nam” và đây cũng là lợi thể để hãng định vị thế mình là hãng hàng không cao cấp. Sự khẳng định vị trí thương hiệu theo cách này giúp Vietnam Airlines thu hút khách hàng đến với các dịch vụ của mình. 
Để phù hợp định vị hãng hàng không cao cấp, Vietnam Airlines đã lựa chọn đồng phục chuyên nghiệp đó là áo dài cho nữ và veston cho nam với tông màu xanh vàng nhẹ nhàng.. Điều này giúp hãng hàng không này tạo được thiện cảm trong mắt các đối tượng khách hàng của Vietnam Airlines. Tất nhiên, hãng cũng đảm bảo về chất lượng chuyến bay phải an toàn và dịch vụ chuyên nghiệp để đem tới sự yên tâm, hài lòng và giữ chân hành khách.

2. Phân phối đại lý toàn quốc

Đây là chiến lược rất thông minh của Vietnam Airlines giúp hãng bao phủ thị trường tại nhiều châu lục, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới. 
Hiện nay, Vietnam Airlines kết nối 20 tỉnh thành trong nước và 42 điểm đến tại Châu Á, Châu Âu, Hoa Kỳ và Úc. Tại nước ngoài, hãng hàng không này có hơn 10.000 phòng vé, 31 chi nhánh trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, hãng có 5 đơn vị trực thuộc, 25 chi nhánh. Ngoài ra, kênh phân phối của Vietnam Airlines còn áp dụng chuyển đổi số, và số hóa qua nhiều dự án, giúp khách hàng thực hiện các dịch vụ tiện lợi và nhanh chóng hơn.

3. Truyền thông, PR xây dựng hình ảnh “sạch”

Chiến lược của Vietnam Airlines về truyền thông, PR đã làm rất tốt, giúp khách hàng có cái nhìn chính xác nhất về hãng.
chien-luoc-cua-vietnamairlines

3.1. Truyền thông

Về truyền thông thực hiện theo những phương thức sau đây để quảng bá thương hiệu và thu hút các đối tượng khách hàng của Vietnam Airlines:
  • Truyền thông qua báo chí: sử dụng các tờ báo lớn đưa tin ở trong nước như Báo Thanh niên, Báo Lao động,… và các tờ báo lớn ở nước ngoài như Travel Trade, Asahi, Good Week,…

  • Sử dụng quảng cáo truyền hình: Chi phí quảng cáo cao nên chỉ phát sóng với những đoạn quảng cáo ngắn.

  • Quảng cáo trên Internet: Thông qua website của mình, mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram, qua email, ứng dụng điện thoại 

  • Phát thanh về chuyến bay, dựng biển quảng cáo ngoài trời.

  • Tài trợ về chuyến bay cho các sự kiện quốc gia lớn: Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ, Hội nghị cấp cao APEC, Ngày văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, đưa các cầu thủ bóng đá về nước, đưa người dân Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài dịch Covid-19 về nước,…

3.2. PR xây thương hiệu “sạch”

Để PR xây thương hiệu “sạch”, chiến lược của vietnam airlines mang tới mọi người dấu ấn với hình ảnh thương hiệu “sạch”, không chiêu trò. Mọi thứ đều rất chuyên nghiệp và lịch sự, giúp khách hàng cảm nhận được đẳng cấp của vietnam airlines.
 
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về chiến lược của Vietnam Airlines. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức để tham khảo, triển khai những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 

Về Ori Agency

Chúng tôi định vị là một Performance Agency, không chỉ triển khai các dịch vụ marketing đơn thuần, chúng tôi thực hiện một giải pháp marketing toàn diện, hiệu quả cao trên nền tảng số.
Với kinh nghiệm vận hành hơn 500+ khách hàng, nhiều ngành nghề khác nhau như: Lexus Thăng Long, FPT School of Business & Technology, Manulife Tràng An, Dai ichi Life, Trung tâm kính - Bệnh viện mắt HN 2, Nhà sách Tiến Thọ, Sữa chua trân châu Hạ Long, Quán Nhỏ... chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường kinh doanh.

Hotline: 0965.888.713
Website: https://oriagency.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/orimarketingagency

  • Tags
Thực hiện Bởi: ORI MARKETING AGENCY

Tác giả

 Phân tích chi tiết chiến lược của Vietnam Airlines & Bài học rút ra
Dương Thị Hồng Nhung
Về đầu trang
0962085490