- Trang chủ
- CHIẾN LƯỢC MARKETING
Marketing Mix là gì? Cập nhật chiến lược Marketing Mix tập trung vào khách hàng

Mục Lục
I - Marketing Mix là gì?

Marketing Mix là gì? Marketing Mix ( Marketing hỗn hợp) là tập hợp các công cụ, chiến lược tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm của mình trên thị trường.
II - Tầm quan trọng của Marketing Mix
-
Tận dụng phát triển điểm mạnh và hạn chế điểm yếu
-
Tăng mức độ cạnh tranh và nhanh chóng thích ứng trên thị trường
- Cải thiện quan hệ hợp tác có lợi giữa các phòng ban và đối tác
Cùng Ori Agency hoàn thiện chiến lược sản phẩm của bạn giúp doanh nghiệp x3 doanh thu.
III - Mô hình Marketing Mix: Cập nhật mô hình tiếp thị toàn diện
1. Marketing Mix 4P
a. Marketing Mix 4P
Marketing Mix vốn được xây dựng theo mô hình 4P là mô hình sẽ bao gồm 4 yếu tố cơ bản:
-
Product (Sản phẩm)
-
Price (Giá cả)
-
Place (Địa điểm)
-
Promotion (Quảng bá).
b. Chiến lược Marketing mix 4P bao gồm:
1.1. Product (Sản phẩm)
-
Khách hàng muốn gì ở sản phẩm/ dịch vụ?
-
Nó thỏa mãn những nhu cầu nào?
-
Tính năng nào của sản phẩm có thể đáp ứng những nhu cầu này? Có tính năng nào bạn đã bỏ qua không?
-
Bạn có đang bao gồm các tính năng tốn kém mà khách hàng sẽ không thực sự sử dụng không?
-
Khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ như thế nào và ở đâu?
-
Nó trông như thế nào?
-
Khách hàng sẽ trải nghiệm nó như thế nào?
-
Lựa chọn kích thước, màu sắc,... của sản phẩm như thế nào?
-
Nó có thương hiệu như thế nào?
-
Nó khác với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như thế nào?
-
Mức chi phí cao nhất vẫn thu về lợi nhuận là bao nhiêu?
Bằng việc xem xét các yếu tố trên, bạn sẽ biết nên làm gì cho sản phẩm của mình trở nên nổi bật và tiếp thị nó một cách hiệu quả, chinh phục được khách hàng của mình.
1.2. Price (Giá cả)

-
Chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm của bạn ở mức tối thiểu là bao nhiêu?
-
Giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ đối với người mua là gì?
-
Các mức giá đã được thiết lập cho các sản phẩm hoặc dịch vụ trong lĩnh vực này?
-
Khách hàng có nhạy cảm về giá không?
-
Chính sách giảm giá có giúp bạn tăng thêm thị phần không? Hay một sự gia tăng nhỏ giúp, bạn có thêm biên lợi nhuận?
-
Những chiết khấu nào nên được cung cấp cho khách hàng thương mại hoặc cho các phân khúc cụ thể khác trong thị trường của bạn?
-
Giá của bạn so sánh với đối thủ cạnh tranh?
1.3. Place (Phân phối)
-
Người mua tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ở đâu? Trong loại cửa hàng như thế nào? Cửa hàng chuyên dụng, siêu thị,...? Trực tuyến hay trực tiếp?
-
Bạn có thể tiếp cận các kênh phân phối phù hợp bằng cách nào?
-
Bạn có cần một bên đối tác thứ 3 để bán hàng? Hay tham dự hội chợ thương mại? Hay gửi trực tuyến? Hay gửi mẫu cho các công ty?
-
Đối thủ cạnh tranh của bạn làm gì và làm thế nào bạn có thể học hỏi hay vượt qua chiến lược đó?
1.4. Promotion (Khuyến mại)

-
Bạn có thể đưa các thông điệp tiếp thị của mình đến thị trường mục tiêu ở đâu và khi nào?
-
Hình thức tiếp cận khách hàng tiềm năng: quảng cáo trực tuyến, trên báo chí, trên TV, trên đài phát thanh hay trên bảng quảng cáo, PR,...?
-
Khi nào là thời điểm tốt nhất để quảng bá?
-
Có tính thời vụ trên thị trường không?
-
Có bất kỳ vấn đề môi trường nào có thể ảnh hưởng đến quyết định thời gian ra mắt thị trường hoặc các chương trình khuyến mãi tiếp theo của bạn không?
- Đối thủ cạnh tranh thực hiện các chương trình khuyến mãi của họ như thế nào? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến sự quyết định hinh thức quảng cáo của bạn?
Lưu ý: Khi áp dụng các chiến lược tiếp thị trên môi trường số cho sản phẩm của mình, việc mở rộng phạm vi tiếp cận, nhắm mục tiêu chuẩn xác và kết hợp các chương trình khuyến mại phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tăng trưởng doanh thu mạnh hơn bao giờ hết.
2. Chiến lược Marketing 6P
2.1. People (Con người)

Con người là những cá nhân tham gia vào quá trình tiếp thị ở cả hai phía của một cuộc trao đổi. Các nhân viên như nhân viên bán hàng và đại diện dịch vụ khách hàng ảnh hưởng đến cách khách hàng xem doanh nghiệp hoặc sản phẩm và khách hàng cung cấp phản hồi để cải thiện sản phẩm. Sự tương tác giữa những người bên trong và bên ngoài giúp quyết định thành công.
2.2. Presentation (Cách trình bày)
- Bao bì sản phẩm: Trên các kệ hàng bán lẻ, một sản phẩm đang cạnh tranh với hàng trăm sản phẩm khác. Bao bì hiệu quả có thể giúp sản phẩm của bạn nổi bật hơn với người tiêu dùng.
-
Thông điệp: Thông điệp tập trung vào những gì một công ty muốn truyền đạt cho khách hàng về công ty, thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ.
-
Xây dựng thương hiệu: Thương hiệu của bạn có tác dụng gì đối với người tiêu dùng? Những suy nghĩ và cảm xúc nào gắn liền với thương hiệu của bạn? Nhận thức tích cực về thương hiệu có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
3. Marketing Mix 7P
Physical evidence (Bằng chứng vật chất)

People (Mọi người)
Process (Quy trình)
4. Chiến lược tiếp thị hỗn hợp 4C

4.1. Consumer (Khách hàng)
4.2. Cost (Chi phí)
4.3. Convenience (Sự tiện lợi)
4.4. Communication (Giao tiếp)
5. Mô hình SAVE
-
Solution (Giải pháp): Sản phẩm của bạn có thể có hàng trăm tính năng, nhưng tính năng nào giải quyết cụ thể nhu cầu thực tế của khách hàng?
-
Access (Khả năng tiếp cận khách hàng): Gợi ý một địa điểm cố định để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
-
Value (Giá trị): Thay vì một con số giá cả, bạn nên nghĩ về giá trị, bao gồm nhận thức của khách hàng.
-
Education (Giáo dục): Bạn giành được khách hàng bằng cách cung cấp cho họ thông tin hữu ích và trao quyền cho họ quyết định thay vì chỉ chăm chăm vào quảng cáo.
IV - Cách xác định chiến lược Marketing Mix
1. Nghiên cứu sâu về thị trường

-
Tham gia vào nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu của người mua.
-
Nói chuyện với khách hàng hiện tại để khám phá những điểm khó khăn của họ và xem cần giải quyết vấn đề nào trong dòng sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của bạn.
-
Theo dõi xu hướng của ngành để xác định nhu cầu tiềm năng trên thị trường của bạn.
-
Cộng tác với nhóm sản phẩm trong quá trình phát triển sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người mua.
-
Khảo sát khách hàng hiện tại đã thử nghiệm sản phẩm để xem họ đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào và liệu nó có thực sự giải quyết được vấn đề của họ hay không.
2. Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu
-
Vấn đề của khách hàng mục tiêu là gì?
-
Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp giải quyết những nhu cầu đó như thế nào?
-
Khách hàng mục tiêu của bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh?
-
Những yếu tố thúc đẩy khách hàng mục tiêu của bạn mua hàng?
3. Xác định mục tiêu và các yếu tố thuộc chiến lược tiếp thị
Ví dụ: Với 1 sản phẩm cụ thể, nếu bạn cần 100 khách hàng tiềm năng và muốn bán được 1.000 sản phẩm trong tháng này, thì bạn cần 100.000 khách hàng tiềm năng mới. Trong quá trình nghiên cứu, bạn tìm hiểu được rằng khách hàng mục tiêu theo dõi 2 trang web khác nhau, một trang có 50.000 khách truy cập mỗi tháng và một trang có một triệu khách truy cập mỗi tháng.
- Tags